1,1 tỷ USD cho tham vọng của GLP ở Việt Nam
Mới đây, nhà quản lý đầu tư và xây dựng kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu, GLP, đã công bố việc thành lập Đối tác Phát triển GLP Việt Nam I (GLP VDP I) với khoản đầu tư 1,1 tỷ USD.
>>ALP toan tính “định nghĩa lại” lĩnh vực hậu cần ASEAN
Theo đó, Quỹ này đã nhận được cam kết từ một nhóm nhà đầu tư đa dạng trên khắp châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông, đại diện cho các quỹ hưu trí, quỹ tài sản có chủ quyền và các công ty bảo hiểm.
Cũng thông qua giao dịch này, GLP chào đón một số nhà đầu tư mới đến với nền tảng quản lý quỹ của mình, bao gồm công ty quản lý quỹ hưu trí của Hà Lan APG Asset Management (APG) và nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu có trụ sở tại Toronto, Manulife.
Tiềm năng của Việt Nam
Rõ ràng khi Việt Nam và Đông Nam Á đang được định vị là khu vực mới nổi phát triển nhanh nhất trên thế giới, nơi đây tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới. Và nhất là khi các nhà sản xuất quốc tế đang buộc phải tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất của mình thay vì phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trong khi đó, theo một báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế internet của Đông Nam Á đang có sự bùng nổ bởi mức độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thương mại điện tử. Đó cũng chính là cơ hội cho các nhà đầu tư bất động sản hậu cần quốc tế.
Gần đây, chi nhánh hậu cần của Alibaba, Cainiao Smart Logistics Network, đã công bố vào tháng 11 năm 2021 rằng họ sẽ xây dựng mạng lưới kho thông minh của mình ở Đông Nam Á để giao hàng ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Ngoài ra, một loạt các gã khổng lồ hậu cần Đông Nam Á cũng đã lao vào cuộc chiến tranh giành thị phần trong lĩnh vực cực kỳ tiềm năng này, chẳng hạn như các kỳ lân chuyển phát nhanh của Thái Lan và Indonesia là Flash Express và J&T Express, với những khoản đầu tư khổng lồ.
Mới nhất là Ally Logistic Property (ALP), nhà phát triển bất động sản hậu cần có trụ sở tại Đài Bắc, Đài Loan, đang xem xét các kế hoạch mở rộng trên khắp Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được coi là quốc gia mục tiêu chính của họ.
>>Doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng vì đứt gãy chuỗi logistics
>>Ùn tắc nông sản biên giới: Xây dựng các trung tâm logistics phù hợp với vị trí
Và tham vọng của GLP
Trên thực tế, GLP đã nhận thấy tiềm năng to lớn để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, nơi lĩnh vực bất động sản hậu cần vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Không những vậy, cũng đang có rất nhiều khách hàng từ châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đến thị trường mới này.
Hồi cuối năm 2020, nhà khai thác kho hàng lớn nhất châu Á, đã lên kế hoạch thành lập một liên doanh tại Việt Nam với vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Đây được coi là nhà kho đầu tiên của hãng tại Đông Nam Á.
Giờ đây tại Việt Nam, GLP VDP I, sẽ tập trung vào phát triển các cơ sở hậu cần hiện đại và thân thiện với môi trường ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với sáu địa điểm phát triển với tổng diện tích đất gần 900.000 mét vuông và có một lộ trình phát triển mạnh mẽ cơ hội sau này. GLP VDP I đã được thiết lập là một trong những quỹ phát triển logistics lớn nhất ở Đông Nam Á.
GLP được biết đến là một nhà quản lý đầu tư và xây dựng kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu trong lĩnh vực hậu cần, cơ sở hạ tầng dữ liệu, năng lượng tái tạo và các công nghệ liên quan. Quỹ hoạt động trên khắp Brazil, Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Việt Nam với hơn 120 tỷ USD tài sản được quản lý trong lĩnh vực bất động sản và cổ phần tư nhân.
Theo ông Craig A. Duffy, Giám đốc Điều hành, Quản lý Quỹ, cho biết: “Đầu tư thể chế vào lĩnh vực hậu cần của châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra mạnh mẽ và trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất nhờ dân số năng động, nền kinh tế đang phát triển và tầng lớp trung lưu hỗ trợ tiêu dùng trong nước. Chúng tôi nhận thấy những điểm tương đồng giữa Việt Nam và các doanh nghiệp logistics của chúng tôi ở Trung Quốc và Ấn Độ. Chúng tôi có thể tận dụng chuyên môn và kiến thức từ kinh nghiệm của mình tại các thị trường đó để tạo ra một doanh nghiệp bền vững, dẫn đầu thị trường tại đây”.
Có thể thấy, sự thay đổi của chuỗi cung ứng và sự thiếu hụt các cơ sở hậu cần hiện đại của Việt Nam đã tạo ra cơ hội và nhu cầu to lớn cho cơ sở hạ tầng hậu cần của các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Với một bề dày thành tích toàn cầu cùng các chứng chỉ ESG (Quản trị Môi trường, Xã hội và Doanh nghiệp) và chuyên môn của GLP trong lĩnh vực hậu cần, tham vọng và cơ hội là không nhỏ.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng vì đứt gãy chuỗi logistics
11:00, 19/01/2022
Năm 2022 ngành cảng biển và logistics có gì đáng chú ý?
04:00, 18/01/2022
Ngành logistics Việt Nam 2022: Cần cơ chế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp logistics 4PL-5PL
01:38, 11/01/2022
Ùn tắc nông sản biên giới: Xây dựng các trung tâm logistics phù hợp với vị trí
15:40, 08/01/2022
ALP toan tính “định nghĩa lại” lĩnh vực hậu cần ASEAN
04:00, 17/01/2022