Sony tìm cách “chiến đấu” với Microsoft

NGUYỄN CHUẨN 02/02/2022 12:00

Một khoản tiền 3,6 tỷ USD đang được Sony đặt trên bàn đàm phán của Bungie, studio trò chơi điện tử của các loạt tựa game ăn khách như "Halo" và "Destiny", nhằm “chiến đấu” với Microsoft.

  • Nhờ đâu Sony “phá đảo” thị trường máy chơi game

Sony “sốt ruột”…

Chưa đầy hai tuần trước, Microsoft đã tuyên bố mua lại, Activision Blizzard, công ty kiểm soát các tựa game đặc biệt nổi tiếng như "Call of Duty" và "World of Warcraft" với một thương vụ trị giá gần 70 tỷ USD.

Sony đang đàm phán mua lại Bungie với giá 3,6 tỷ USD.

Sony đang đàm phán mua lại Bungie với giá 3,6 tỷ USD.

Thỏa thuận hoàn toàn bằng tiền mặt được cho là sẽ biến Microsoft, nhà sản xuất hệ thống chơi game Xbox, trở thành một trong những công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới. Thương vụ này cũng sẽ giúp Microsft cạnh tranh với các đối thủ công nghệ như Meta, trước đây là Facebook, trong việc tạo ra thế giới ảo sống động cho cả công việc và giải trí. 

Tuy nhiên, tay chơi đang cảm thấy quan ngại nhất vào lúc này lại là Sony, “gã khổng lồ” Nhật Bản trong lĩnh vực game và giải trí. Bởi vì khi đó hàng loạt các tựa game siêu phẩm đình đám, kiếm được bộn tiền như “Call of Duty” và “World of Warcraft” sẽ thuộc sở hữu độc quyền của Microsoft.

Còn với Microsoft, việc nắm hẳn những tựa game khủng của Activision Blizzard trong tay sẽ giúp hãng này có được sự độc quyền trong phát hành chúng trên hệ máy Xbox của mình.

Nếu trước đây, Activision Blizzard đơn thuần chỉ là nhà phát triển game, tất cả các hãng sản xuất các hệ máy chơi game console đều có thể mua bản quyền, Xbox của Microsoft hay là seri Playstation của Sony cũng vậy. Nhưng, khi Blizzard về với Microsoft, thị phần trong thị trường game console của Sony đã bị đe dọa nghiêm trọng.

Trước đó, Microsoft đã tuyên bố thương vụ gần 70 tỷ USD với Activision Blizzard.

Trước đó, Microsoft đã tuyên bố thương vụ gần 70 tỷ USD với Activision Blizzard.

Nói tóm lại, cơ hội được phát hành các tựa game khủng của Sony sau thương vụ bom tấn của Microsoft là rất mong manh. Rất có thể trong tương lai, người ta sẽ không còn được thưởng thức những tựa game đình đám như Warcraft, Call of Duty,... trên các hệ máy Playstation của Sony.

Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích tại Enders Analysis tin rằng nếu Sony muốn cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ, bước đi tốt nhất của họ có thể là mua lại Electronic Arts (EA). Tuy nhiên, với giá trị vốn hóa thị trường hiện tại của EA rơi vào khoảng 37 tỷ USD, Sony có khả năng “nuốt không nổi”. Chính vì vậy, sẽ hợp lý hơn đối với Sony là theo đuổi các mục tiêu có giá trị thấp hơn…

  • Đằng sau thương vụ “siêu to khổng lồ” của Microsoft
  • Chiến lược giúp Sony “phục hưng”

Bước đi mới của Sony

Có lẽ ý tưởng của các nhà phân tích cũng khá tương đồng với chiến lược của Sony khi mà mới đây, Sony đã đặt trên bàn đàm phán của Bungie, studio trò chơi điện tử của các loạt tựa game ăn khách như "Halo" và "Destiny", một khoản tiền vào khoảng 3,6 tỷ USD trong thương vụ mua lại nhằm tập trung hóa ngành công nghiệp trò chơi và “chiến đấu” với Microsoft.

Sony đã tăng cường mạng lưới các studio trò chơi nội bộ của mình trong những năm gần đây. Ảnh: AP

Sony đã tăng cường mạng lưới các studio trò chơi nội bộ của mình trong những năm gần đây. Ảnh: AP

Bungie có trụ sở tại Mỹ, được thành lập vào năm 1991 và các tựa game “hit” ban đầu của họ bao gồm Myth và Marathon. Họ đã được Microsoft mua lại vào năm 2000, sau đó Microsoft đã tách studio trò chơi vào năm 2007 nhưng vẫn giữ quyền đối với Halo, một tựa game nhượng quyền ăn khách. Ngoài ra, Bungie cũng sở hữu các tựa như Gran Turismo 7 và Horizon Forbidden West đang được phát triển.

Sony cho biết rằng, việc mua lại này sẽ giúp đưa nền tảng PlayStation của họ "vượt ra ngoài bảng điều khiển" và củng cố những nỗ lực của công ty trong việc phát triển các trò chơi điện tử phục vụ trực tiếp.

Jim Ryan, CEO của Sony Interactive Entertainment, cho biết: “Đây là một bước đi chiến lược nhằm tiếp tục phát triển trải nghiệm chơi game mà chúng tôi xây dựng. Chuyên môn của Bungie trong việc cung cấp phương pháp tiếp cận dịch vụ đẳng cấp thế giới và tương tác lâu dài với cộng đồng là cực kỳ hấp dẫn và sẽ hỗ trợ sự phát triển của một số tựa game dịch vụ trực tiếp trong tương lai từ PlayStation Studios”.

Piers Harding-Rolls, nhà phân tích trò chơi tại Ampere Analysis, cho biết: "Mặc dù đây là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất từ trước đến nay của Sony, nhưng đó chỉ là một số tiền “còm” so với những gì Microsoft sẽ bỏ ra trong thương vụ với Activision Blizzard”.

Gần đây, Sony đã phải chịu một đợt giảm giá cổ phiếu mạnh sau khi thương vụ mua lại Activision Blizzard của Microsoft được công bố. Và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đó, có lẽ Sony phải hành động...

Có thể bạn quan tâm

  • Có gì “hot” trong tham vọng xe điện của Sony?

    Có gì “hot” trong tham vọng xe điện của Sony?

    04:08, 06/01/2022

  • Nhờ đâu Sony “phá đảo” thị trường máy chơi game

    Nhờ đâu Sony “phá đảo” thị trường máy chơi game

    04:08, 02/08/2021

  • Chiến lược giúp Sony “phục hưng”

    Chiến lược giúp Sony “phục hưng”

    11:00, 27/07/2021

  • Smartphone Sony chọn lối đi riêng

    Smartphone Sony chọn lối đi riêng

    11:03, 23/07/2021

  • Hai mươi năm “đi tìm lại mình” của Sony!

    Hai mươi năm “đi tìm lại mình” của Sony!

    11:00, 08/06/2021

NGUYỄN CHUẨN