Xuất nhập khẩu hướng tới kỷ lục mới

LINH NGA 13/04/2022 04:00

Dù phía trước vẫn còn nhiều thách thức nhưng với tốc độ tăng trưởng như quý I, kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay được dự báo có thể đạt kỷ lục mới 700 tỷ USD.

>>Xung đột Nga – Ucraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam?

fd

Quí 1/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ghi nhận đạt 176 tỷ USD, tăng trưởng 14,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quí 1/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ghi nhận đạt 176 tỷ USD, tăng trưởng 14,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng trưởng rất cao, riêng xuất khẩu đạt tăng trưởng 12,9%.

Đặc biệt, các nhóm hàng nông sản ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu khá cao khoảng 18-19%. Trong đó, có những mặt hàng đặc biệt như cà phê, gạo, thủy sản mức tăng trưởng còn cao hơn nữa từ 38% đến gần 50%. “Đây là những dấu hiệu chung rất tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu” - ông Trần Thanh Hải nhận định và cho biết thêm “trong thời gian tới, cơ hội lớn nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu là các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Thời gian qua, Việt Nam liên tiếp có những FTA ở quy mô lớn với mức độ cam kết sâu như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam-EU (EVFTA), FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) và gần đây nhất là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)...

Ông Trần Thanh Hải cũng chỉ ra rằng, trong CPTPP các quốc gia mới tham gia FTA với Việt Nam như Peru, Mexico..., mức tăng trưởng trong xuất khẩu đều đạt từ 25-35%, thể hiện rất rõ cơ hội cho các doanh nghiệp.

Trong khi đó, Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với cam kết sâu hơn cũng như tạo thuận lợi rõ ràng hơn và doanh nghiệp cũng có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

Bộ Công Thương cho biết sắp tới sẽ có một cẩm nang để hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch.

Đáng lưu ý, trong khối RCEP có các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cung cấp nguồn nguyên liệu cho Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định RCEP sẽ tạo sự luân chuyển, giúp Việt Nam kết nối chuỗi cung ứng của cả đầu ra và đầu vào tốt hơn.

Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động.

>>Doanh nghiệp xuất nhập khẩu "gian nan" vì chi phí vận tải biển

l;'

Ngoài ra, gói phục hồi kinh tế với các chính sách hỗ trợ bao gồm cả thuế, phí sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, các chuyên gia kinh tế dự báo, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong năm 2022 có thể đạt trên 700 tỷ USD – một mốc kỷ lục mới. 

Tuy vậy, trước mắt những tác động của dịch COVID-19 vẫn là khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Ông Hải cho rằng, mặc dù tại Việt Nam tác động từ dịch đã giảm bớt và có sự thích ứng an toàn để khôi phục sản xuất nhưng tác động của dịch bệnh ở những thị trường khác cũng có thể ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là hiện nay dịch bệnh bắt đầu gia tăng tại Trung Quốc.

Với chính sách chống dịch của Trung Quốc như hiện nay, khi có các ca bệnh Trung Quốc sẵn sàng phong tỏa cả 1 thành phố hay 1 trung tâm sản xuất. Nếu những khu vực hiện nay đang cung cấp nguồn nguyên liệu cơ bản với số lượng nguyên liệu lớn cho Việt Nam bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa sẽ tác động đến nguồn cung nguyên liệu cho Việt Nam.

Hơn nữa, trong vấn đề vận chuyển, logistics, 2 năm vừa qua tác động của dịch bệnh đã đẩy giá cước vận tải biển lên cao, đến nay chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".

Tại Trung Quốc, khi tình trạng dịch bệnh lan truyền có thể tại các cảng của Trung Quốc cũng sẽ bị ùn tắc, điều đó sẽ tiếp tục kéo dài thời gian vận chuyển, đẩy giá cước tiếp tục duy trì ở mức cao. Ngoài ra, những bất ổn xung đột Nga - Ukraine cũng là điều đáng lưu tâm. 

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bổ sung quy định về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP áp dụng đối với Peru

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Bổ sung quy định về thuế xuất nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP áp dụng đối với Peru

    00:31, 11/03/2022

  • Quảng Ninh: Tìm giải pháp “gỡ khó” cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

    Quảng Ninh: Tìm giải pháp “gỡ khó” cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

    01:21, 08/03/2022

  • Xung đột Nga – Ucraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam?

    Xung đột Nga – Ucraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam?

    02:33, 05/03/2022

  • Quảng Ninh: Móng Cái tập trung thu hút đầu tư và xuất nhập khẩu hàng hóa

    Quảng Ninh: Móng Cái tập trung thu hút đầu tư và xuất nhập khẩu hàng hóa

    13:51, 25/02/2022

  • Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

    Doanh nghiệp xuất nhập khẩu "gian nan" vì chi phí vận tải biển

    08:24, 08/02/2022

  • Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

    Giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

    11:17, 20/01/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc

    20:30, 10/01/2022

  • Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 440 tỷ USD

    Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 440 tỷ USD

    03:30, 24/12/2021

LINH NGA