Hà Tĩnh: Hơn 1.200 thương hiệu được xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Tâm Đan 28/11/2018 06:00

Đến thời điểm hiện tại, Hà Tĩnh có 1.267 đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký bảo hộ, tăng hơn 4 lần so với năm 2015 trở về trước.

Trong đó, tính riêng 3 năm (từ năm 2015 – 2018), toàn tỉnh xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 914 đơn đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ.

Đó là kết quả sau 3 năm triển khai đề án Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hà Tĩnh, Sở KH&CN Hà Tĩnh. Nhiều sản phẩm đã xây dựng được hệ thống liên kết sản xuất khép kín từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm được tổ chức bài bản, có hệ thống. Sau khi được thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu và giá trị sản phẩm tăng từ 15 – 20%, thị trường tiêu thụ được phát triển theo chuỗi ngành hàng liên kết.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Tĩnh: Hàng chục năm trồng rừng bỗng nhiên bị kiện đòi chia hoa lợi bằng “hợp đồng ảo”

    Hà Tĩnh: Hàng chục năm trồng rừng bỗng nhiên bị kiện đòi chia hoa lợi bằng “hợp đồng ảo”

    06:36, 23/11/2018

  • Hà Tĩnh: Đường 4 làn “tắc” giữa chừng, người đi đường lao xuống ruộng

    Hà Tĩnh: Đường 4 làn “tắc” giữa chừng, người đi đường lao xuống ruộng

    07:42, 19/11/2018

  • Hà Tĩnh: Trụ sở hoang phế trên đất vàng

    Hà Tĩnh: Trụ sở hoang phế trên đất vàng

    16:00, 17/11/2018

  • Hà Tĩnh: Sân vận động hoang tàn, nhếch nhác sau nhiều năm ít sử dụng

    Hà Tĩnh: Sân vận động hoang tàn, nhếch nhác sau nhiều năm ít sử dụng

    11:00, 12/11/2018

  • Nghệ An

    Nghệ An "thúc" tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ cao tốc Bắc – Nam

    02:53, 27/11/2018

  • VCCI Nghệ An và WHA Group trao đổi chương trình hợp tác

    VCCI Nghệ An và WHA Group trao đổi chương trình hợp tác

    20:13, 22/11/2018

  • Nghệ An: Kiểm tra ô nhiễm tại nhà máy xi măng Sông Lam

    Nghệ An: Kiểm tra ô nhiễm tại nhà máy xi măng Sông Lam

    11:05, 22/11/2018

Theo đó, dự án quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu loại “Đạt”. Thông qua dự án, sản phẩm bưởi Phúc Trạch được khẳng định thương hiệu quốc gia, xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ mà nòng cốt là Hội sản xuất và kinh doanh bưởi Phúc Trạch và doanh nghiệp tư nhân Tân Thanh Phong chịu trách nhiệm tiêu thụ, phát triển thị trường, giá trị sản phẩm từ đó cũng tăng được 20% và giữ ổn định đến nay.

Dù khá mới nhưng thương hiệu cam Thượng Lộc đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh

Dù khá mới nhưng thương hiệu cam Thượng Lộc đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh

Thương hiệu cam Thượng Lộc, sản phẩm cam quả vùng Trà Sơn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được bảo hộ độc quyền về thương hiệu. Nhờ đó, thương hiệu được quản lý, khai thác, phát triển và quảng bá ra thị trường, góp phần tăng giá trị sản phẩm khoảng 15%. Thương hiệu sản phẩm được khẳng định và thị trường tiêu thụ ngày càng phát triển.

Ngoài ra, thông qua đề án, nhiều thương hiệu ở Hà Tĩnh được “nâng tầm” như thương hiệu nhung hươu (Hương Sơn), cam Khe Mây (Hương Khê), nước mắm Kỳ Anh (Kỳ Anh), làng Mộc Thái Yên (Đức Thọ)… Một số doanh nghiệp hướng dẫn đề xuất nhu cầu hỗ trợ đăng ký thương hiệu ra nước ngoài như công ty CP Dược Hà Tĩnh, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ tổng hợp Viết Hải, công ty CP chè Hà Tĩnh.

Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ thiết kế, đăng ký nhãn hiệu đã phát huy tốt hiệu quả, tăng trưởng từ thương hiệu mang lại nhiều mặt như thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp được bảo hộ, phát triển, văn hóa, nhận thức của doanh nghiệp về gìn giữ uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ từng bước thay đổi, nâng cao sức cạnh tranh thị trường, doanh thu của sản phẩm, doanh nghiệp được phát triển bền vững…

Trong vòng 3 năm, gần 1.000 thương hiệu được xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Trong vòng 3 năm, gần 1.000 thương hiệu được xác lập quyền sở hữu trí tuệ

Ông Đỗ Khoa Văn, Giám đốc Sở KH&CN Hà Tĩnh, cho biết: “Nhờ có đề án, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh đã xác lập bảo hộ độc quyền về nhãn hiệu và bao bì, khả năng tiếp cận thị trường, cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được nâng cao, góp phần khắc phục điểm yếu trong khâu bao bì, nhãn mác của các sản phẩm Hà Tĩnh. Ngược lại, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi có ngày càng nhiều sản phẩm được bảo hộ, các sản phẩm được nâng cao chất lượng”.

Tất cả các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đưa ra thị trường đòi hỏi phải được kiểm tra, quản lý chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn về mẫu mã, tem nhãn theo quy trình nghiêm ngặt. Từ đó, các doanh nghiệp đã thay đổi nhận thức và chiến lược sản xuất, kinh doanh dựa trên nền tảng áp dụng tiến bộ khoa học và công gnhệ, sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Tâm Đan