Hà Tĩnh: Hàng chục năm trồng rừng bỗng nhiên bị kiện đòi chia hoa lợi bằng “hợp đồng ảo”

Diendandoanhnghiep.vn Sau nhiều lần ra thông báo đòi chia hoa lợi nhưng không được ông Lê Hữu Chí chấp nhận, Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê, Hà Tĩnh đã làm đơn khởi kiện bằng “hợp đồng ảo” và những chứng từ mập mờ.

Theo đơn khởi kiện của Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê (Công ty cao su), ngày 10/12/2003, Công ty Lâm nông công nghiệp Hà Tĩnh (tiền thân của Công ty cao su Hương Khê) ký hợp đồng hợp tác trồng rừng số 11-HĐ/HTTR với ông Chí trên diện tích 7,74 ha tại tiểu khu 215 (thuộc địa bàn xã Hương Giang, huyện Hương Khê). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty đã cung ứng vật tư, phân bón, cây giống, tiền chăm sóc trên diện tích 7.74 ha với số tiền hơn 32 triệu đồng.

 

Ông Lê Hữu Chí cho rằng ông không ký hợp đồng số 11-HĐ/HTTR với công ty cao su Hương Khê, Hà Tĩnh

Ông Lê Hữu Chí cho rằng ông không ký hợp đồng số 11-HĐ/HTTR với Công ty cao su Hương Khê, Hà Tĩnh

Bản hợp đồng bất hợp lý

Nội dung trong bản hợp đồng cho rằng, khi có lợi nhuận Công ty cao su và xí nghiệp được hưởng 57%, phía ông Chí được hưởng 40%, UBND xã Hương Giang hưởng 3%. Công ty này tính toán, rừng keo thời điểm trồng đến nay đã 13 năm, sản lượng 120 tấn/ha, tổng số tiền bán sản phẩm keo rừng hơn một tỷ đồng, chi phí hơn 500 triệu. Trong số tiền còn lại gần 500 triệu, Công ty cao su được hưởng 57%.

Dù đã nhiều lần công ty gửi thông báo bằng văn bản cho ông Lê Hữu Chí để thanh lý hợp đồng nhưng ông Chí không hợp tác mà còn khai thác trộm keo nguyên liệu. Phía Công ty cao su cho rằng, việc ông Chí không hợp tác gây cản trở khai thác là vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, phía Công ty cao su đã khởi kiện ông Chí để công nhận quyền khai thác, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm trên diện tích ông Chí đang trồng.

Tại các phiên tòa ông Lê Hữu Chí nhiều lần khẳng định nội dung đơn khởi kiện của Công ty cao su Hương Khê là không có cơ sở pháp lý và có dấu hiệu giả mạo hợp đồng. Theo ông Chí, giữa gia đình ông và phía nguyên đơn không hề ký bất kỳ bản hợp đồng số 11-HĐ/HTTR ngày 10/12/2003 nào. Đề nghị phía nguyên đơn cung cấp hợp đồng gốc có chữ ký tươi đóng dấu đỏ. Trả lời về việc này, đại diện Công ty cao su cho biết, hợp đồng gốc đã bị thất lạc do địa bàn trải qua nhiều đợt thiên tai.

Để hợp thức hóa hợp đồng bị thất lạc, phía Công ty cao su đưa ra nhiều chứng từ phiếu chi liên quan cho rằng bên phía Công ty cao su đã mua phân bón, cây giống nhằm phục vụ cho toàn bộ diện tích trồng rừng của ông Chí. Tuy nhiên, đây là những phiếu chi phô tô và nội dung trên các phiếu chi này không cho thấy có sự liên quan đến hợp đồng số 11.

Hai lần bác đơn khởi kiện

Quá trình xác minh sự việc, tòa nhận thấy nhiều điểm bất hợp lý trong bản hợp đồng số 11-HĐ/HTTR. Theo đó, UBND xã Hương Thủy, đơn vị chứng thực bản hợp đồng phô tô thừa nhận đã có sai sót trong việc kiểm tra chữ ký của các bên trong bản hợp đồng. UBND xã Hương Giang, nơi nhận được hợp đồng kinh tế số 11 cũng khẳng định không nhận được hợp đồng và không có bản gốc như trong hợp đồng đã ghi. Tòa án cũng khẳng định thời điểm năm 2003 ông Phạm Ngạch, người ký tên trong bản hợp đồng với chức danh Chủ tịch UBND xã Hương Giang vẫn đang là Phó Chủ tịch UBND xã này.

Dù khởi kiện nhưng đại diện công ty cao su Hương Khê không đưa ra được hợp đồng gốc

Dù khởi kiện nhưng đại diện Công ty cao su Hương Khê không đưa ra được hợp đồng gốc

Đối với tên và con dấu đóng trên bản hợp đồng phô tô là Công ty Lâm nông công nghiệp Hà Tĩnh, tòa nhận định thời điểm năm 2006 công ty này mới đổi tên từ Công ty Sản xuất kinh doanh thông Hà Tĩnh thành Công ty Lâm nông công nghiệp Hà Tĩnh. Vì vậy, việc đóng dấu tên Công ty Lâm nông công nghiệp Hà Tĩnh trong hợp đồng kinh tế được ký kết vào năm 2003 là không đúng.

Liên quan đến các phiếu chi được phía nguyên đơn đưa ra, HĐXX nhận định, các phiếu chi này không được ghi rõ vào sổ chi tiền, không có ngày tháng nhận tiền, không được thủ quỹ theo dõi và ký tên, người nhận không ghi rõ ngày tháng nhận là sai quy định.

Trong đó, có một phiếu chi có nội dung vay vốn trồng rừng nguyên liệu theo hợp đồng đã ký vào ngày 28/8/2003 trong khi đó hợp đồng lao động Công ty cao su đưa ra với ông Chí là ngày 10/12/2003 là hoàn toàn vô lý.

Ngoài ra, đối chiếu giữa hợp đồng với kết quả thẩm định thực tế có sự khác nhau. Cây được trồng trên diện tích, khoảnh, tiểu khu được xác định theo kết quả thẩm định thực tế không trùng khớp với hợp đồng phô tô đưa ra khởi kiện của doanh nghiệp.

Từ những nhận định trên, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào tháng 7 năm 2018, Tòa án nhân dân huyện Hương Khê đã bác đơn yêu cầu khởi kiện của Công ty cao su Hương Khê, Hà Tĩnh.

Không chấp nhận bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Hương Khê, đại diện Công ty cao su Hương Khê tiếp tục làm đơn kháng án. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 21/11/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng một lần nữa bác đơn khởi kiện của phía công ty này do không đủ cơ sở pháp lý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Hàng chục năm trồng rừng bỗng nhiên bị kiện đòi chia hoa lợi bằng “hợp đồng ảo” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711626343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711626343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10