Giải bài toán thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Hiên nay, đại dịch Covid 19 hoành hành khiến kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng, nhưng nhân sự trong lĩnh vực công nghệ số vẫn được săn đón quyết liệt để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số.
>>>Năng lực doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ còn thấp
Năm 2022, trong công cuộc chuyển đổi số, Việt Nam có thể đi từ nền tảng đào tạo nhân sự AI, bởi AI được sử dụng cho nhiều lĩnh vực, có khả năng tạo ra các dịch vụ làm thay đổi vị thế kinh doanh, có thể tạo ra các sản phẩm khác biệt.
Nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ đột phát
Hiện nay, nguồn nhân lực khoa học công nghệ chưa đủ đảm bảo cả về chất lượng và số lượng để vận hành nền kinh tế số. Chính phủ Việt Nam cần áp dụng nhiều hơn các sản phẩm công nghệ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong xây dựng Chính phủ điện tử. Việt Nam cũng cần mạnh dạn tháo gỡ chính sách quản lý trong lĩnh vực internet và không gian mạng. Các mô hình kinh doanh mới và các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành, gọi là X-Tech, như Fintech (Công nghệ tài chính), EduTech (Công nghệ giáo dục), AgriTech (Công nghệ nông nghiệp)...
Thực tế với hơn 56 triệu lao động chiếm 57% dân số thì Việt Nam được đánh giá đang ở trong thời kỳ dân số vàng, dồi dào về số lượng lao động cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, về chất lượng nguồn nhân lực đang đối diện với nhiều thách thức.
Theo Navigos Research, sự thiếu hụt nhân lực công nghệ-kỹ thuật tại Việt Nam đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng, nhiều doanh nghiệp công nghệ đã phải đóng cửa trong thời gian qua. Trước đây, các doanh nghiệp định hướng tập trung vào nhân công giá rẻ để tạo công ăn việc làm cho một phần lớn lực lượng lao động ở nông thôn, có trình độ thấp.
Điều này dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ đột phát như làm chủ trí tuệ nhân tạo, công nghệ chuỗi khối (Blockchain).
>>>Tập đoàn Viettel là điểm dừng chân tuyệt vời cho các tài năng trẻ
Để giải quyết song hành cả hai bài toán này, theo các chuyên gia, cần thu hẹp khoảng cách sự lệch pha giữa năng lực của sinh viên mới ra trường và yêu cầu của các doanh nghiệp. Bài toán này có thể được giải quyết bằng việc chung tay của các doanh nghiệp, nhằm xây dựng những bộ tiêu chuẩn chung, khung lương theo năng lực để khuyến khích việc nâng cao khả năng của sinh viên công nghệ thông tin. Do đó, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số trở nên cấp bách.
Đào tạo và phát triển nhân tài trong lĩnh vực công nghệ số
Theo kết quả khảo sát do Anphabe thực hiện hàng năm và hoàn toàn độc lập. Kết hợp giữa phỏng vấn chuyên sâu, khảo sát nhóm, khảo sát diện rộng, Anphabe đã ghi nhận những ý kiến khách quan nhất về hơn 500 doanh nghiệp thuộc 20 ngành nghề từ hơn 70,000 người đi làm trên toàn quốc, dựa trên các tiêu chí: Lương thưởng, danh tiếng công ty, cơ hội phát triển, đội ngũ lãnh đạo, chất lượng công việc và cuộc sống, văn hóa và môi trường.
Nhằm đáp ứng được tự chủ nguồn nhân lực, Việt Nam có cơ hội vàng nếu đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao này. Để đón đầu tới nguồn nhân lực sáng tạo. Trong năm 2021, theo công bố của Anphabe, Viettel đứng thứ 3 trong danh sách môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, tăng thêm 1 bậc so với năm 2020, Hiện nay, 40% lãnh đạo, quản lý Viettel đang ở trong độ tuổi dưới 35%. Thống kê cho thấy, 3% số nhân sự trẻ tài năng được tuyển vào Viettel trở thành lãnh đạo, quản lý ở cấp công ty trở lên. Đồng thời, lần đầu tiên Viettel tổ chức chương trình thực tập sinh tài năng được thiết kế theo mô hình của các Tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.
Theo ông Tào Đức Thắng, PTGĐ Tập đoàn Viettel chia sẻ: “Là Tập đoàn công nghệ chủ lực của đất nước, Viettel có trách nhiệm đào tạo và phát triển nhân tài trong lĩnh vực công nghệ số, tạo nền tảng cốt lõi cho chuyển đổi số quốc gia. Viettel xác định sẽ trở thành một talent-hub, điểm đến của nhân tài số.
Theo kế hoạch năm 2022, chương trình sẽ tiếp tục được triển khai, mở rộng thêm lĩnh vực đào tạo là nghiên cứu sản xuất và kỹ thuật viễn thông, bên cạnh ba lĩnh vực hiện có. Thời gian đào tạo và làm việc trực tiếp tại các dự án cũng được kéo dài hơn để tăng trải nghiệm và khối lượng tri thức cho thực tập sinh".
Hiện nay, trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang quyết liệt thực hiện chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ là một việc làm quan trọng, quyết định sự thành bại cho nền kinh tế số ở Việt Nam.Những vấn đề vướng mắc trong phân bổ, sử dụng Ngân sách Nhà nước cho phát triển khoa học công nghệ; chế độ đãi ngộ, hình thức quản lý, phân bổ nguồn nhân lực…vẫn tồn tại là bởi chúng ta chưa xây dựng được hệ thống chính sách hoàn chỉnh, thiếu những chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước để phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và nguồn nhân lực khoa học công nghệ nói riêng.
Do đó, cần thiết phải có một hệ thống đào tạo nhân lực thực tế. Có giải pháp quan trọng để tháo gỡ nút thắt này, tạo nguồn nhân lực đầu vào ổn định, thống nhất, giúp các doanh nghiệp, tổ chức công nghệ ở Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với các tổ chức dịch vụ công nghệ quốc tế.
Có thể bạn quan tâm |