Ra mắt Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

QUỲNH MAI 19/02/2022 16:09

Học viện Hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VSI) hoạt động phi lợi nhuận do Tập đoàn N&G cùng Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội thành lập, quản lý và phát triển.

>>>9 giải pháp hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Sự ra đời của VSI nhằm mục đích kết nối các trường nghề - công nhân kỹ thuật tới các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước khi đến đầu tư, sản xuất tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip).

Học viện có chức năng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp hội viên trong Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; hỗ trơ đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ thành lập các start-up trong ngành công nghiệp hỗ trợ...

Các học sinh, sinh viên cuối kỳ tại các trường cao đẳng dạy nghề sẽ được tiếp nhận vào thực hành tại VSI sẽ được chính các giám đốc sản xuất các nhà máy, công ty hoạt động tại Hanssip dạy trực tiếp và tuyển dụng vào làm việc. Mặt khác sẽ có hàng trăm giáo viên là chủ doanh nghiệp của HANSIBA hỗ trợ giảng dạy. Đặc biệt, những người có đề án, dự án nghiên cứu phát triển các lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, mong muốn thành lập doanh nghiệp sẽ được Học viện hỗ trợ thực hiện. Để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ trên, Học viên sẽ liên kết, kết nối, hợp tác, tổ chức đào tạo nghề, cung ứng nguồn lao động, nhân sự, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ trong và ngoài nước.

Đây là một trong những hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp theo định hướng và các cơ chế, chính sách về “Khởi nghiệp quốc gia”. Hoạt động này được tổ chức trong Chương trình “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) do HANSIBA cùng Tập đoàn N&G và các doanh nghiệp thành viên tổ chức.

>>>Thái Bình tạo đà phát triển công nghiệp hỗ trợ

>>>Hải Dương: Tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Phát triển nhân lực khu công nghiệp đang là vấn đề nóng đặt ra hiện nay

Phát triển nhân lực trong khu công nghiệp đang là vấn đề nóng đặt ra hiện nay

Những năm qua, các khu công nghiệp (KCN) đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển các KCN, CCN diễn ra cùng với sự mở rộng không ngừng về số lượng các doanh nghiệp, khiến cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong khu công nghiệp tăng nhanh, nhưng khả năng đáp ứng về nhu cầu chất lượng nhân lực cho các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế….Nguồn nhân lực trong KCN, CCN của Việt Nam hiện nay đang là vấn đề “nóng” đặt ra cho chủ đầu tư; nhà đầu tư các nước, cơ quan quản lý, các doanh nghiệp …  Mặt khác, những lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng chuyển dịch vào Việt Nam là công nghệ thông tin và công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ. Vì vậy cần phải có các giải pháp chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự ra đời của VSI là một trong những hoạt động giáo dục có ý nghĩa lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • 6/7: Tọa đàm “Quản lý nguồn nhân lực trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Thực trạng và giải pháp”

    6/7: Tọa đàm “Quản lý nguồn nhân lực trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Thực trạng và giải pháp”

    17:00, 04/07/2021

  • Phát triển nguồn nhân lực trong khu công nghiệp: Cầm vàng còn sợ vàng rơi

    Phát triển nguồn nhân lực trong khu công nghiệp: Cầm vàng còn sợ vàng rơi

    16:17, 08/06/2021

  • [TRỰC TIẾP] Nhân lực trong khu công nghiệp, khu kinh tế: Thực trạng và giải pháp

    [TRỰC TIẾP] Nhân lực trong khu công nghiệp, khu kinh tế: Thực trạng và giải pháp

    14:01, 06/07/2021

  • Nhân lực trong khu công nghiệp, khu kinh tế: Thực trạng và giải pháp

    Nhân lực trong khu công nghiệp, khu kinh tế: Thực trạng và giải pháp

    14:00, 06/07/2021

QUỲNH MAI