“Tích hợp” lợi ích trong hệ sinh thái công nghệ
Khởi nghiệp bằng tấm lòng người mẹ, đến khi xây dựng được hệ thống cửa hàng mẹ và bé dẫn đầu trên thị trường, bà Trịnh Lan Phương - CEO Bibo Mart lại bất ngờ chuyển mình nhắm tới đích... công nghệ.
Cách đây nhiều năm, một tấm ảnh hội tụ nhiều “sao hàng đầu” trên thị trường bán lẻ thế giới hội tụ trong Ban lãnh đạo của Bibo Mart đã được truyền đi trên mạng Internet. Điều tưởng như bình thường này lại khiến các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường mẹ và bé Việt Nam khi đó ngỡ ngàng...
Cú bẻ lái chiến lược
Việc mời về các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ, công nghệ, quản trị… bà Phương nhắm đến xây dựng nền móng vận hành cả ngàn cửa hàng bởi độ phủ của hệ thống cửa hàng là tiêu chí được mặc định khi đánh giá sức ảnh hưởng của thương hiệu bán lẻ. Hàng trăm triệu USD được chi để mời các chuyên gia đến từ các hãng bán lẻ hàng đầu thế giới về ngồi cùng nhau. Bà Phương và cộng sự mất khoảng 6 tháng để xây dựng bản chiến lược nhằm trả lời câu hỏi: “Làm sao chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường?”.
Tuy nhiên, khi họp các cố vấn bà Phương trăn trở: “Sau khi dẫn đầu thị trường sẽ là gì?”. Thật bất ngờ khi câu trả lời đó là: “Sau khi dẫn đầu sẽ là sự bão hòa rồi thoái trào”. Kinh nghiệm của các hãng bán lẻ lớn trên thế giới là vậy, hệ thống bán lẻ vật lí phát triển đến một con số nhất định sẽ bão hòa rồi thoái trào. Thoái trào ở đây là không còn sự phát triển cơ học về số lượng cửa hàng. Nhưng điều bà Phương sợ nhất là đến lúc đó mình đã gây nhiều tổn thương cho các doanh nghiệp, các cửa hàng khác trên thị trường mẹ và bé. Còn riêng với Bibo Mart sẽ không còn giữ được mục tiêu ban đầu đã đặt ra.
Tuy đau đớn nhưng bức tranh về mô hình bán lẻ đã được bà Phương chuyển hướng: Giai đoạn đầu phải tập trung vào củng cố chiều sâu của mô hình, ngưng việc mở rộng và hướng đến tầm xa là dự đoán và đón đầu xu hướng. Để làm được điều này, Bibo Mart đã đầu tư một kiến trúc hạ tầng công nghệ đồng bộ như Big Data, Automation, Subscreption, IOT, AI… cũng như đầu tư xây dựng mô hình mới F2C (Factories to Customers - Từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng) với mục tiêu trở thành một hệ sinh thái số, giúp kết nối các đối tác, khách hàng, nhà sản xuất… khai thác nguồn lực hiện có trong xã hội mang lại lợi ích cho các bên tham gia hệ sinh thái.
Định vị lại nền tảng doanh nghiệp
Việc chú trọng xây dựng hệ thống dữ liệu lớn bao trùm tất cả mảng hoạt động của hệ sinh thái, kết hợp với việc tập hợp "domain expert" (kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia hàng đầu), mô phỏng cách thức giải quyết vấn đề và khai thác cơ hội của các chuyên gia bằng các thuật toán. Bibom Mart đã thực sự trở thành một tổ chức hoạt động trên cơ sở data-driven, tự động tính toán và vận hành tối ưu mọi công đoạn của chuỗi giá trị. “Hệ thống dữ liệu liên tục cập nhật nhu cầu từ thị trường. Đội ngũ R&D trên cơ sở đó nghiên cứu, phát triển sản phẩm và xây dựng quy trình công nghệ. Đơn hàng được phân bổ tới nhà máy phù hợp để sản xuất. Sản phẩm được đóng gói cuối chuyền và vận chuyển tới tay khách hàng với đường đi tối ưu”, bà Phương chia sẻ.
Nhờ tập hợp và quản lý toàn bộ dữ liệu, kết nối API và áp dụng hệ thống chia sẻ thông tin tức thời, giúp cho việc kết nối với các đối tác luôn trong trạng thái sẵn sàng, toàn bộ chuỗi cung ứng trở nên "trong suốt" và khả năng mở rộng không giới hạn.
"Trong hệ sinh thái này, chỉ cần kết nối vào hệ thống, một nhà máy, một cửa hàng mẹ bé ngay lập tức được tiếp nhận toàn bộ “trí tuệ nhân tạo” và có thể vận hành tự động theo chuẩn mực chung. New Bibo không còn định vị mình là một nhà bán lẻ mà là một nền tảng số. Trong một hệ sinh thái, chúng tôi không xem ai là đối thủ, tất cả đều có thể trở thành đối tác”, bà Phương tâm tư.
Có thể bạn quan tâm