Người đàn ông đưa thương hiệu Fila "từ cõi chết trở về"
Nhờ chiến lược tung trở lại thị trường mốt giày thập niên 90, bán cho người trẻ thích đồ cổ, ông Yoon-soo đã hồi sinh thành công thương hiệu Fila.
>>>"Lãnh địa" mới của nhà sáng lập Twitter Jack Dorsey
Fila - Đó đã từng là những đôi giày cao gót đế dày, sành điệu vào những năm 1990 được biết đến với tên “giày của Bố”, nó cũng từng được yêu thích qua hàng thập kỉ. Qua thời gian, đến những năm 2000, thương hiệu Fila dần phai nhạt, nhưng niềm đam mê với giày dép của Yoon Yoon-soo đã đưa Fila trở về từ cõi chết.
"Tôm nuốt cá voi"
Hơn một thế kỷ trước, FILA đã kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may tại thị trấn Biella, Ý. Nhưng qua nhiều năm, thương hiệu Ý nhỏ bé đó đã phát triển thành công ty hàng đầu thế giới về phong cách sống, thể thao, và thời trang dạo phố.
FILA bước chân vào lĩnh vực quần áo thể thao vào đầu những năm 70, với bộ sưu tập trên sân mang tính biểu tượng được mặc bởi một số vận động viên quần vợt nổi tiếng nhất trong thập kỷ. Thương hiệu nhanh chóng khẳng định mình khi mở rộng sang các môn thể thao khác như bóng rổ, trượt tuyết và leo núi.
Năm 1970, thương hiệu này bắt đầu được nhiều người biết đến, trong đó nổi tiếng nhất là quần áo tennis. Sau khi nhà phân phối giày thể thao Baltimore, Homer Altice mua giấy phép bán giày dép từ một công ty Ý, vào năm 1980, lô giày thương hiệu Fila đầu tiên đã được bán tại Hoa Kỳ.
Đến năm 1990: Nike và Air Jordans hợp nhất. Năm 1994, Fila đánh bại Nike và ký hợp đồng với ngôi sao bóng rổ của Đại học Duke với một bản hợp đồng trị giá hàng triệu đô la. Có thời gian hãng bán được 1,5 triệu đôi giày Fila đầu tiên nhờ dòng chữ kỹ của Hill. Vài năm sau, Fira Holdings ký hợp đồng trị giá 80 triệu USD với Detroit Pistons. Đó là một trong những thương vụ tài trợ thể thao có lợi nhất trong lịch sử.
Những năm 90s, có một loại giày rất được ưa chuộng mang tên "dad shoes". Đó là những mẫu giày thể thao có thiết kế khá cồng kềnh và đầy mạnh mẽ. Và sự yêu thích của thế hệ Millenials với "dad shoes" chính là một trong những yếu tố giúp đưa thương hiệu đồ thể thao Fila trở về từ "cõi chết".
Thương hiệu Fila thua lỗ vào năm 2003 vì chi quá nhiều tiền cho việc quảng cáo cho nhiều vận động viên, thương hiệu này đã được bán cho quỹ đầu cơ Cerberus Capital Management-và bắt đầu mở rộng và phát triển Fila để đưa Fila ra toàn cầu.
Yoon Yoon - Soo là một doanh nhân “lớn tuổi”, tốt nghiệp đại học ở độ tuổi 30, bắt đầu làm việc tại Fila năm 1991 với tư cách là người đứng đầu mảng kinh doanh Fila tại Hàn Quốc, kiếm được mức lương hàng năm là 1,5 triệu đô la. Nhưng anh ấy đã đặt mục tiêu của mình vào những điều lớn hơn. Vào tháng 1 năm 2007, ông đã bắt đầu việc mua lại của thương hiệu Fila toàn cầu và tất cả các công ty con với giá 400 triệu đô la.
- CEO Minh Trung Group: Mỗi sản phẩm đều là tâm huyết cả đời
- “Iron man” giới công nghệ
Thương vụ từng được xem là “con tôm nuốt cá voi” này đánh dấu một bước ngoặt phát triển của thương hiệu có tuổi đời hơn cả thế kỷ. Ông Gene sau khi mua FILA đã nâng giá trị của nó lên tầm cao mới.
Trong những năm qua, sự phát triển của thương hiệu Fila phần lớn đã vượt qua nhiều sóng gió trong ngành thể thao và tổ chức lại thành hai doanh nghiệp trực tiếp sở hữu và điều hành tại hai quốc gia (Hàn Quốc và Hoa Kỳ).
Hồi sinh "cá mập"
Trung tâm của làn gió mới mà ông Yoon đã thổi vào FILA chính là những mẫu giày Dad Shoes - những đôi giày mập, với đế chunky dày mang phong cách hoài cổ của những năm 90. Vài năm trở lại đây, xu hướng sneaker retro này được giới trẻ đặc biệt ưa chuộng, Dad shoes thậm chí giúp ông Yoon hốt được cả khối tài sản khổng lồ mà trước đó chính ông cũng không tưởng tượng nổi.
Fila hiện đang hoạt động tại hơn 70 quốc gia. Thương hiệu này đang tăng trưởng nhanh chóng tại các thị trường như Trung Quốc, nơi Fila Korea có 15% cổ phần trong một công ty liên doanh với Anta Sports Products Ltd.
Fila cũng đã được truyền thông và quảng bá bởi những người nổi tiếng - người mẫu Hoa Kỳ Kendall Jenner và ca sĩ Rihanna đều đã mặc trang phục mang logo biểu tượng màu đỏ, trắng và xanh, biểu tượng của Fila - và tất cả đều có giá tương đối thấp.
“Fila đã thay đổi mục tiêu từ những người ở độ tuổi 30 và 40 sang khách hàng trẻ tuổi, đồng thời cũng giảm giá rất nhiều”, Na Eun-chae, nhà phân tích tại công ty môi giới Korea Investment & Securities đã nói. Theo nhà phân tích này, “việc tập trung vào phân khúc giày như vậy đã đem lại thành công lớn cho Fila”.
Yoon đã từng nói rằng ông ấy muốn được khắc trên bia mộ sau khi mất, rằng ông đã làm việc chăm chỉ, chứ không phải giàu có, “không thể đánh giá thành công của mỗi người bằng tài sản của họ.”
“Giàu có mà không đi kèm với đạo đức, thì không có ý nghĩa gì”, anh ấy đã từng nói với tờ báo Hàn Quốc Chosun Ilbo. “Chúng ta cần nhìn lại cách chúng ta tạo ra vận may”.
Có thể bạn quan tâm