CEO Vũ Duy Thức: Khai mở những giá trị to lớn của AI và robot
Với OhmniLabs, TS.Vũ Duy Thức đã xoá bỏ khuôn khổ chật hẹp của những ứng dụng robot, thúc đẩy việc bùng nổ sử dụng AI và robot trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
>>>TS Vũ Duy Thức và giấc mơ Việt trên bản đồ công nghệ thế giới
Tiến sĩ Vũ Duy Thức - TS AI chế tạo robot tại thung lũng Silicon (Mỹ) là CEO và sáng lập 3 startup công nghệ đình đám trên thế giới là Katango, OhmniLabs, Kambria. Đặc biệt, với OhmniLabs - startup đình đám về robotics và blockchain, CEO Vũ Duy Thức đã khám phá giá trị lớn lao của trí tuệ nhân tạo (AI) và robot để công nghệ ngày càng hỗ trợ đắc lực cho nhiều lĩnh vực. Điều này cũng cho thấy, thế mạnh ứng dụng của robot không chỉ dừng lại ở quy mô các nhà máy sản xuất như quan điểm lâu nay.
Bước ngoặt trong đại dịch
Xuất phát điểm là dân nghiên cứu công nghệ, TS.Vũ Duy Thức đồng thời là CEO thành công. Khởi nghiệp từ thung lũng Silicon vào năm 2015, OhmniLabs chuyên chế tạo, sản xuất các robot dịch vụ.
Sau 7 năm, OhmniLabs đã triển khai được một trong những hệ thống robot dịch vụ lớn nhất thế giới. Công ty đã cung cấp hơn 4.000 robot cho hàng trăm khách hàng là các tập đoàn lớn, doanh nghiệp, đơn vị ở hàng chục quốc gia. Các robot được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, hiện tại trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thương mại và nhiều ứng dụng thú vị khác trong tương lai.
Trong đó, cột mốc đáng nhớ tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển của OhmniLabs chính là từ đại dịch COVID - 19 với nhu cầu cấp thiết cần được giải quyết bằng những ứng dụng của công nghệ cao. “Trong đại dịch, nhu cầu sử dụng robot trong bệnh viện tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân cách ly cũng như kết nối họ với gia đình. Đây là điểm khởi đầu để công ty nghiên cứu thêm về ứng dụng và giá trị robot mang lại cho ngành y tế” - CEO Vũ Duy Thức nhấn mạnh.
Sau đại dịch, ngành y tế trên thế giới nói chung đối mặt với việc thiếu nhân lực trong khi nhu cầu chữa trị tăng cao. Đó là lý do để công ty nghiên cứu sản phẩm robot mới hoàn toàn tự động sử dụng tia cực tím và công nghệ xe tự lái để khử khuẩn các môi trường khác nhau trong bệnh viện như phòng mổ, phòng chờ, phòng bệnh nhân.
Theo CEO OhmniLabs, trong phòng mổ, thời gian khử khuẩn từ 30 - 40 phút với nhiều công đoạn nhưng vẫn có thể bỏ qua những bề mặt không thể làm sạch. Điều này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo. Tại Mỹ, theo thống kê, mỗi năm có hơn 1,7 triệu người bị lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Sử dụng robot thay thế cho con người để thực hiện khử khuẩn, nguy cơ lây nhiễm chéo được khắc phục. Tất cả bề mặt có sự tiếp xúc của bệnh nhân đều được khử khuẩn một cách cẩn thận. Quy trình xử lý được ghi lại trên hệ thống dữ liệu để các cá nhân có liên quan đều nắm được thông tin.
>>>Hành trình thành danh của TS Vũ Duy Thức ở thung lũng Silicon
Sản phẩm trên được ứng dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện. Từ sản phẩm này, OhmniLabs định hướng phát triển chuỗi sản phẩm khác cho bệnh viện như robot giao đồ ăn, thuốc, dụng cụ y tế đến phòng bệnh cũng như mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác để khử khuẩn các bề mặt ở những nơi đông người, góp phần hạn chế các bệnh lây nhiễm khác.
Chỉ từ sản phẩm trên, theo CEO Vũ Duy Thức đã cho thấy cách cách nhìn và định hướng của rất nhiều công ty và người tiêu dùng với sản phẩm robot, mở ra triển vọng phát triển rất lớn cho các lĩnh vực công nghệ hiện đại như AI, robotics, blockchain…
Chiến lược phát triển “chậm mà chắc”
Thời gian gần đây, nhiều tập đoàn công nghệ lớn tại Mỹ liên tục sa thải nhân sự do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, OhmniLabs hiện phát triển ổn định và chưa phải sa thải lao động.
CEO Vũ Duy Thức cho biết, định hướng từ ngày đầu thành lập của OhmniLabs là “chậm mà chắc”, không đi theo xu hướng tập trung quá nhiều nguồn lực cho tăng trưởng nhanh mà phát triển dựa trên khả năng của công ty, nhu cầu thực sự của khách hàng.
Ngoài chiến lược kinh doanh, sự phát triển ổn định của OhmniLabs còn được quyết định bởi hệ thống mở về robotrất hiệu quả giúp công ty phát triển sản phẩm robot mới nhanh chóng. Theo CEO Vũ Duy Thức, tốc độ sản phẩm cũng rất quan trọng, có thể tiết kiệm thời gian (6 tháng hoàn thành thay vì mất 2-3 năm) và chi phí (dưới 1 triệu USD thay vì hàng chục triệu USD như cách tiếp cận truyền thống).
Hệ thống mở về robot của OhmniLabs được hình thành từ nền tảng của 3 trụ cột chính. Thứ nhất, thư viện với hơn 200 module khác nhau. Thứ hai, xây dựng robot bằng hệ thống máy in 3D - những máy in riêng được chế tạo riêng để sản xuất robot ngay tại thị trường như Việt Nam hay Mỹ mà không phụ thuộc vào các đơn vị gia công. Cuối cùng, hệ thống điện toán đám mây quản lý robot với số lượng dễ dàng cũng như thu thập được những dữ liệu để các robot xử lý, tạo ra những AI, chia sẻ, xây dựng các ứng dụng khác nhau.
Có thể bạn quan tâm
“Robotics Hub” của thế giới
03:30, 17/11/2022
Việt Nam- Triển vọng trở thành Trung tâm Robotics khu vực
10:55, 05/11/2022
Thiếu nhân công, nhà hàng tìm đến đầu bếp… robot
03:45, 05/05/2022
Hyundai Thành Công Việt Nam đưa Robot Spot về Việt Nam
09:54, 18/04/2022
Đến thời của nhân viên robot?
03:01, 28/03/2022
Khám phá công nghệ chữa cháy tự động bằng Robot Spraysafe
22:00, 27/12/2021
Startup Singapore xây dựng robot pha cà phê trị giá 35 triệu USD
04:26, 13/12/2021
Tiki ứng dụng robot vào quy trình kho vận
09:07, 07/10/2021
Lợi ích khi sử dụng robot cộng tác trong công nghiệp sản xuất
14:51, 22/09/2021
Thế vận hội Tokyo 2021 là của… robot
05:28, 19/07/2021