Logistics xuyên biên giới – "Chạm" vào dịch vụ “một trạm”
Logistics xuyên biên giới là một giải pháp "một trạm". Hàng hóa có thể từ nước xuất khẩu đến với nước nhập khẩu một cách nhanh chóng nhất mà không phải thông qua nhiều khâu kiểm tra như trước.
>>Cần tối ưu hóa quy trình vận hành trong logistics
Với logistics xuyên biên giới, các nhà cung cấp cũng như các nhà mua có nhu cầu có thể tìm tới dịch vụ một trạm này để dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ một cách tối ưu nhất về mặt chi phí, về mặt thời gian và về mặt chất lượng của hàng hóa.
Logistics xuyên biên giới là một giải pháp mà tất cả các bên cùng tham gia vào để cùng cung cấp một dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Để làm được việc này từ khâu sản xuất thì đã cần phải chuẩn hóa, ví dụ như nhà máy cần phải đầy đủ ISO, HACCP, sản phẩm phải đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở đóng gói cần phải được đăng ký mã nhà đóng gói và vùng trồng cần phải được đăng ký mã số vùng trồng. Khi đăng ký mã số vùng trồng, mã giờ nhà đóng gói qua Bộ chủ quản sẽ được chuyển tới thông tin một cửa từ phía bạn. Tổng cục Hải quan của phía bạn sẽ nhận được thông tin này và khi hàng đến, họ sẽ nhìn nhãn mác, số hiệu đó sẽ giúp thông qua một cách nhanh chóng nhất và không cần phải kiểm tra, kiểm đếm gì thêm nhiều sẽ không phát sinh tình trạng ách tắc ở cửa khẩu.
Đến phần vận chuyển quốc nội, vận chuyển từ nhà máy tới cảng biển thì cũng yêu cầu các nhà cung cấp vận chuyển cần có tính chuyên nghiệp cao, có kinh nghiệm trong ngành để có thể cung cấp dịch vụ chuẩn xác nhất tới khách hàng, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Với nông sản, yêu cầu về thời gian vận chuyển rất là ngắn, nên cách chất xếp, cách bảo quản, nhiệt độ thông gió phải thật sự thích hợp.
Thành phần thứ ba tham dự vào chuỗi cung ứng logistics, tham dự vào giải pháp logistics xuyên biên giới là các hãng tàu. Tàu container có thể mang tới các giải pháp vận chuyển cho khách hàng từ 10 tấn, 15 tấn, 25 tấn đến nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, có một số vấn đề đặt ra. Đối với những mặt hàng khác nhau, yêu cầu việc sắp xếp cũng khác nhau. Nông sản, thủy hải sản, các rau củ, quả khác nhau thì yêu cầu chất xếp khác nhau. Nhiệt độ bảo quản, độ thông gió cũng là những yêu cầu được đặt ra vô cùng quan trọng cho sản phẩm nông sản, thủy hải sản xuất khẩu. Có những sản phẩm thủy, hải sản đông lạnh cần phải các container, âm sâu độ, như -18 độ, -22 độ, thậm chí -32 độ.
Vấn đề quan trọng nữa đặt ra cho việc vận chuyển đường biển đó là thời gian tàu chạy, thời gian tàu cập bến, đến suốt thời gian tàu cập bến nhập cũng rất quan trọng. Thông thường để tối ưu chi phí, các hãng tàu container thường dùng các dịch vụ là tàu con (Feeder) chuyển tải, tàu mẹ (Mother Vessel) một cảng lớn, ví dụ như cảng trung chuyển ở Singapore hay Malaysia, Hồng Kông. Tuy nhiên, đối với Logistics xuyên biên giới, nhất là sản phẩm nông sản thì chúng ta nhất thiết phải tìm các dịch vụ vận chuyển hãng tàu là đi trực tiếp, tức là Direct Vessel từ cảng Hồ Chí Minh, cảng Cát Lái đi trực tiếp tới cảng nhận luôn.
Thành phần tiếp theo kể đến không kém phần quan trọng đó là các công ty khai thác cảng biển. Các công ty này phải cam kết support (hỗ trợ) cho sản phẩm nông sản của Việt Nam.
Tại “Hội nghị song phương logistics xuyên biên giới” được tổ chức mới đây, chúng tôi có mời tới công ty khai thác CẢNG IPC, họ là doanh nghiệp lớn của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Họ đưa tới hội nghị các yêu cầu và cũng có cam kết support (hỗ trợ) cho sản phẩm nông sản của Việt Nam nói riêng xuất vào thị trường Trung Quốc qua cảng Hạ Môn. Họ mong chờ là tìm được những nhà cung cấp lớn về các sản phẩm nông sản tại Việt Nam như là đường, khoai mì, mì lát, gỗ băm, viên nén gỗ, gạo cám và các sản phẩm nông sản, thủy hải sản khác. Tập đoàn IPC cũng có đưa ra cam kết rằng các sản phẩm của Việt Nam sang cảng Xiamen (Hạ Môn) của Trung Quốc sẽ được phục vụ một luồng riêng và thông quan trong vòng một ngày. Thậm chí, khi tàu chưa tới là hàng hóa đã được thông quan, những container nào cần phải kiểm hóa sẽ được đưa ra bãi kiểm hóa riêng và được đảm bảo là thông quan trong vòng một ngày. Đây là điều rất tuyệt vời cho nông sản Việt Nam xuất tới thị trường Trung Quốc qua cảng Xiamen.
Tóm lại, chúng ta có thể nhận thấy logistics xuyên biên giới là một giải pháp. Ở đó các doanh nghiệp, các đối tác, các bạn hàng đi cùng nhau, cùng nhau xây dựng một giá trị chung, làm sao để cho hàng hóa đi từ nơi xuất phát đến nơi đích ở một dịch vụ một trạm và chỉ chạm vào một dịch vụ đó thôi. Chỉ ở một trạm đó, chúng ta có thể mang hàng hóa đi tất cả các điểm đích trên thế giới một cách nhanh chóng, đúng thời gian, chi phí tiết kiệm và hàng hóa của chúng ta luôn ở luôn ở tình trạng tươi ngon nhất, giá trị lớn nhất. Đây là ý nghĩa lớn lao nhất của Logistics xuyên biên giới có thể mang đến cho nhà xuất khẩu cũng như là mang đến cho nhà nhập khẩu và mang đến sự phồn thịnh chung cho toàn tập thể.
Mới đây, tại Văn phòng phía Nam, Bộ NN-PTNT đã diễn ra “Hội nghị song phương logistics xuyên biên giới” do Bộ NN-PTNT, báo Nông nghiệp Việt Nam, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS) và Tập đoàn Mega A logistics phối hợp tổ chức. Tại đây, các Tập đoàn Logictics Việt Nam và Trung Quốc đã bàn luận các vấn đề về logistics cho nông sản Việt Nam. Tại hội nghị, các bên đã thống nhất nhiều nội dung hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam- Trung Quốc, tăng cường mối quan hệ và nâng cao hệ thống logistics xuyên biên giới giữa 2 nước bằng việc ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Văn phòng SPS Việt Nam và Tập đoàn Mega A. Đồng thời, ký kết ghi nhớ hợp tác 6 bên giữa Tập đoàn SITC, Mega A Việt Nam, Abic, Agribank, Tập đoàn Longma - Chuỗi cung ứng và đại diện chủ hàng từ Việt Nam, công ty Thảo Nguyên. |
Có thể bạn quan tâm