Gọi vốn đầu tư
Startup cần gọi vốn đầu tư sẽ rơi vào 2 trường hợp: thiếu vốn hoặc gọi vốn khi đang có doanh thu và lợi nhuận để huy động những nguồn lực khác, giúp kinh doanh thuận lợi hơn.
>>Mia.vn huy động vốn thành công từ Skylink Group
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng kinh doanh hiệu quả, hàng bán chạy, doanh thu tốt thì có nhất thiết gọi vốn không? Hoặc khi startup không bán được hàng mà vẫn cố đi gọi vốn liệu có ổn cho nhà đầu tư? Vậy tiêu chí của các nhà đầu tư thiên thần đặt ra cho startup để rót vốn là gì?
Thời điểm gọi vốn
Theo chia sẻ của bà Lê Mỹ Nga, CEO - Quỹ WeAngels, gọi vốn nghĩa là bán bớt cổ phần của mình cho nhà đầu tư. Họ sẽ hỗ trợ một khoản vốn khi startup kêu gọi. Hoặc gọi vốn cho nhu cầu cần có sự đóng góp của con người, những nguồn lực khác ngoài tiền. Họ sẽ giúp startup hoạch định chiến lược, tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường…
Tất cả những quỹ đầu tư lập ra hoặc các công ty quản lý quỹ đều hội tụ những con người giàu kinh nghiệm trong kinh doanh, hoạch định chiến lược hoặc thoái vốn, mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Do đó, khi nhà đầu tư quyết định mua cổ phần của doanh nghiệp thì họ hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp đạt tăng trưởng, tăng quy mô để sau một thời gian 3 - 5 - 10 năm khi nhà đầu tư thoái vốn thì doanh nghiệp vẫn kinh doanh có lãi.
>>CEO công ty khởi nghiệp ngồi trên bồn cầu chia sẻ cách huy động vốn
>>Startup Ninja Van huy động vốn thành công 578 triệu USD
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải phát triển rất nhiều lần thì họ mới thoái vốn. Vì vậy, sự tham gia của nhà đầu tư sẽ giúp các startup giải quyết được nhu cầu cần tiền hay cần nguồn lực, tăng trưởng, tăng thị phần, giúp startup đạt được mục tiêu mong muốn nhất.
Cũng theo bà Lê Mỹ Nga, trước mắt, startup cần thấy rõ ràng mục tiêu gọi vốn để doanh thu có lãi nhưng liệu mong muốn đã đạt hay chưa?
Tiêu chí đầu tư
Các startup được nhà đầu tư lựa chọn cũng phải đạt những tiêu chí chung như được ươm tạo bởi các tổ chức hỗ trợ và thúc đẩy khởi nghiệp cho dù được đầu tư ở những giai đoạn khác nhau. Nếu không được ươm tạo, các startup sẽ không nắm rõ về tăng trưởng qui mô, cách thức tạo mô hình kinh doanh đột phá theo tiêu chí của quốc tế hoặc những tiêu chí đi gọi vốn giai đoạn sau.
Ông Hoàng An Nghĩa – Giám đốc Phát triển Quỹ BK Fund cho rằng, do quỹ được thành lập bởi các cựu sinh viên, kỹ sư của Đại học Bách Khoa nên tiên chí đầu tiên hướng đến hỗ trợ nội lực cho trường.
“Bên cạnh đó, chúng tôi luôn tìm kiếm những startup có lõi công nghệ tốt và đang thiếu cần bù đắp từ Bách Khoa. Chúng tôi còn kết hợp đưa các nhóm nghiên cứu, các giảng viên của trường cùng tham gia dự án để vừa hỗ trợ cho sinh viên trong trường, vừa hỗ trợ cho cộng đồng”. Ông Hoàng An Nghĩa chia sẻ.
Còn bà Lê Mỹ Nga chỉ ra 3 tiêu chí cụ thể mà WeAngel đặt ra. Đó là dự án phải có mô hình kinh doanh thực sự sáng tạo, tạo đột phá với thị trường, giải quyết được những nỗi đau lớn cho khách hàng Việt Nam, cũng như toàn cầu. Dự án cũng phải ứng dụng công nghệ có khả năng tăng quy mô, mang tính cộng đồng lớn. Các thành viên trong nhóm đòi hỏi năng lực như nhau tạo nên một team mạnh, năng động, siêng năng, giúp dự án có thể bay xa.
“Nhà đầu tư có trái tim thiên thần và không phải là họ đầu tư bất chấp. Chỉ khi họ thấy dự án có tiềm năng hay có ý tưởng qua cách đánh giá nhà đầu tư thì họ sẽ hỗ trợ cho bạn” – Bà Lê Mỹ Nga nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm