Hành trình đưa một startup non trẻ ở thung lũng Silicon trở thành đại gia công nghệ toàn cầu
Về thành tích sự nghiệp và những gì đã cống hiến cho Google, thật khó có ai có thể vượt qua Eric Schmidt.
>>Hành trình khởi nghiệp với 30.000 USD triệu của tỷ phú Lý Vĩnh Tân
Tự mô tả mình là "mọt sách", Schmidt lớn lên ở Falls Church, Virginia, được các đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin bổ nhiệm làm chủ tịch điều hành và sau đó là CEO của Google vào năm 2001. Ông chịu trách nhiệm về một số tính năng giám sát dành cho người trưởng thành - một phần của công cụ tìm kiếm web đang phát triển của Google thời điểm bấy giờ.
Khi đó, Schmidt mới 46 tuổi - nhưng đã là một giám đốc điều hành công nghệ có kinh nghiệm, đảm nhiệm các vị trí hàng đầu tại Novell và Sun Microsystems.
Ông giữ chức Giám đốc điều hành của Google cho đến năm 2011, là người có công đầu khi biến công ty từ một công ty khởi nghiệp non trẻ ở Thung lũng Silicon thành một công ty công nghệ khổng lồ toàn cầu với giá trị thị trường hiện tại hơn 1,8 nghìn tỷ USD. Ông đảm nhiệm vị trí chủ tịch điều hành cho đến năm 2017 và cố vấn kỹ thuật cho đến năm 2020.
Hiện tại, Schmidt là người giàu thứ 66 trên thế giới với giá trị tài sản ròng khoảng 23 tỷ USD, theo Forbes.
Schimidt, 66 tuổi, chia sẻ : "Công ty khi đó chỉ có 100 người, và tôi đặc biệt không tin vào những lời quảng cáo". Ngay cả khi trở thành Giám đốc điều hành, ông nói, mặc dù không biết Google có thể phát triển đến mức nào nhưng: "Tôi thực sự thích mọi người."
Cùng với những nỗ lực thực hiện một số kế hoạch lớn lao để biến công ty khởi nghiệp thành một gã khổng lồ công nghệ, ông đã "phát huy triệt để" điểm mạnh của bản thân - là một người tham công tiếc việc, có niềm đam mê xây dựng mọi thứ và dựa vào khả năng thích ứng của bản thân.
Đối với Google, phần còn lại là lịch sử. Hiện tại, Schmidt tập trung vào tổ chức phi lợi nhuận Schmidt Futures, tổ chức tài trợ cho các nghiên cứu ý tưởng lớn trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, sinh học và năng lượng. Năm ngoái, ông đã đồng tác giả cuốn sách: "Thời đại của AI", viết về tương lai của công nghệ.
Trong cuốn sách này, Schmidt nói về việc xây dựng sự nghiệp thành công, làm việc với Steve Jobs, những sai lầm lớn nhất của ông tại Google và cách ông đối phó với những lời chỉ trích.
>>Hành trình khởi nghiệp từ vùng quê nghèo của tỉ phú Rihanna
>>Hành trình khởi nghiệp của nữ triệu phú Kalpana Saroj
Một sự nghiệp thành công: ‘May mắn là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà tôi có được’
Ông chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng bất kỳ ai ở vị trí của tôi cũng nên bắt đầu bằng cách nói rằng may mắn là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà tôi có được. May mắn về ngày sinh, trình độ học vấn, sở thích, thời điểm và công việc mà tôi được làm. Tôi làm việc chăm chỉ, nhưng may mắn cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là quan trọng hơn. Và khi bạn có nhiều may mắn hơn, bạn sẽ tự tạo ra may mắn cho chính mình"".
Schmitdt tự mô tả mình là một giám đốc điều hành trẻ, được thăng chức khá nhanh và là một người nghiện công việc.
"Những người thành công nhất có rất nhiều kỹ năng và cả sự gan lì. Và tôi không nghĩ mình đã hiểu được tham vọng của bản thân - Tôi chỉ nghĩ những gì chúng tôi đang làm thực sự thú vị. Và khi trưởng thành, tôi đã có một sức mạnh", ông chia sẻ.
Schmitdt cho biết phải mất một thời gian dài ông mới hiểu được bản thân là ai và giỏi ở điểm nào. Lời khuyên của ông là: Điều quan trọng là bạn phải cảm thấy thoải mái về con người của mình cũng như cách bạn cư xử và thể hiện, bởi vì có quá nhiều lời chỉ trích và áp lực ở thời đại bây giờ, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi.
Chịu ảnh hưởng từ phong cách lãnh đạo của Steve Jobs
Steve Jobs là người mà Schmitdt làm việc cùng trong nhiều năm. Jobs cũng chính là người đưa ông vào Hội đồng quản trị của Apple từ năm 2006 - 2009. Schmitdt chia sẻ, ông rất coi trọng và ngưỡng mộ nhà đồng sáng lập Apple - cho rằng Jobs không phải là một "người bình thường".
"Khi ông ấy "vào cuộc", sức hút và sự hiểu biết của Jobs tốt hơn bất kỳ ai khác. Và ông ấy có thể vượt qua mọi sự kì thị bằng cách mà ông ấy đối xử với mọi người. Mọi người thật sự ngưỡng mộ ông ấy".
Nếu bạn nhìn vào lịch sử, các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người có khả năng đặc biệt truyền cảm hứng cho mọi người bằng chính bản thân họ. Điều quan trọng không phải là bạn có thể áp dụng điều này hay không, mà là liệu bạn có thể truyền cảm hứng cho mọi người cùng tham gia và hào hứng thay đổi thế giới hay không.
Đó là một phong cách quản lý khá tốt.
Hành trình xây dựng Google thành một gã khổng lồ: ‘Chúng tôi đã mắc nhiều sai lầm trong quá trình thực hiện’
Cựu CEO Google cho biết: "Tôi khá thuận lợi khi làm việc với Larry [Page] và Sergey [Brin], cả hai đều là bạn thân và là đối tác của tôi. Larry, Sergey và tôi cũng đã nảy sinh nhiều bất đồng trong khi làm việc. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghi ngờ về cam kết của họ đối với công ty"".
Nếu cả hai đồng ý, tôi thường chỉ nói, "có". Nếu họ không đồng ý, tôi sẽ đưa ra một quy trình mà cả ba chúng tôi bắt buộc phải đi đến kết luận. Thông thường, ý tưởng của họ tốt hơn của tôi.
[Khi tôi bắt đầu làm việc tại Google] Tôi không hiểu quy mô của công ty và tôi không biết điều gì có thể xảy ra. Tôi sẽ nghi ngờ nếu bạn nói với tôi về việc [Google sẽ lớn như thế nào]. Giờ đây nhìn lại, tôi cũng sẽ không thay đổi điều gì - nhưng chúng tôi đã mắc nhiều sai lầm trong suốt chặng đường phát triển.
Tôi nghĩ rằng sai lầm lớn nhất mà tôi đã mắc phải với tư cách là Giám đốc điều hành là về mạng xã hội: Google đã sớm xuất hiện trên mạng xã hội, nhưng đã không thực sự làm tốt lắm. Thời điểm thâm nhập vào các thị trường nền tảng sắp bùng nổ này là vô cùng quan trọng. Ngay cả khi đến sớm một vài tháng cũng tạo ra sự khác biệt rất lớn với sản phẩm phù hợp.
Đối phó với những lời chỉ trích: "Hãy làm quen với nó"
"Hiện tại tôi luôn cẩn thận với những gì mình nói, bởi vì tôi thuộc lớp "dân công nghệ", và chúng tôi - bằng cách nào đó bị chỉ trích vì mọi thứ mình làm".
Cựu CEO Google cho biết, trước khi vào làm ở Google, ông không gặp phải những lời chỉ trích như ở đây. Và ông nghĩ một phần của điều đó là [bởi vì] thế giới mạng xã hội và [các phương tiện truyền thông] đã thay đổi và trở nên đầy quyền lực và có sức ảnh hưởng.
Lời khuyên của ông: Là một người của công chúng, bạn nên học cách buông bỏ nó. Hãy biết rằng hầu hết những thứ sai sự thật, mọi người đều quên. Xã hội chúng ta bây giờ chú ý về một điều gì đó chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Lời chỉ trích đó xuất phát từ cảm giác vừa mong muốn vừa ghen tị. "Và tôi nghĩ đó là một phần của cuộc sống. Vì vậy: Hãy làm quen với nó. Và tôi cũng đã quen với điều đó"", ông nói.
https://cafebiz.vn/chan-dung-cong-than-eric-schmidt-cua-google-hanh-trinh-dua-mot-startup-non-tre-o-thung-lung-silicon-tro-thanh-dai-gia-cong-nghe-toan-cau-20220404205835062.chn
Có thể bạn quan tâm