Quảng Ninh: Tạo dựng 8.700m2 hệ sinh thái nhân tạo dưới biển

Lê Cường 11/09/2018 13:00

Quảng Ninh là tỉnh có bờ biển trải dài hàng trăm km với hệ sinh thái (HST) thủy sinh đa dạng, phong phú, đặc biệt là vùng biển Cô Tô.

Tuy nhiên, những năm gần đây, các HST biển của Quảng Ninh đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng, ngoài những tác động từ biến đổi khí hậu, thì quá trình xây dựng, phát triển kinh tế và sự đánh bắt mang tình hủy diệt của con người chính là nguyên nhân.

Theo NN&PTNT, để tránh tình trạng suy giảm nghiêm trọng của HST biển, ngoài yếu tố bảo vệ và xử lý mạnh đối với những tác động mang tính hủy diệt của con người, bắt đầu từ tháng 9 này, sở sẽ chính thức triển khai dự án tạo dựng bãi rạn nhân tạo tại vùng biển Cô Tô, nhằm bảo vệ, tái tại và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2018-2019 theo Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh.

Đảo CôTô, Quảng Ninh

Đảo CôTô, Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

  • Hệ sinh thái biển miền Trung: Nửa thế kỷ mới hồi phục hoàn toàn

    Hệ sinh thái biển miền Trung: Nửa thế kỷ mới hồi phục hoàn toàn

    15:35, 05/07/2016

  • Soi Sim tại Vịnh Hạ Long đang bị tác động như thế nào?

    Soi Sim tại Vịnh Hạ Long đang bị tác động như thế nào?

    06:11, 05/08/2018

  • Thiếu hành lang pháp lý quản lý phương tiện cá nhân trên vịnh Hạ Long

    Thiếu hành lang pháp lý quản lý phương tiện cá nhân trên vịnh Hạ Long

    13:00, 02/08/2018

  • Tiếp tục theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển

    Tiếp tục theo dõi, quan trắc giám sát môi trường biển

    21:35, 06/06/2018

Cũng theo sở NN&PTNT, Rạn nhân tạo được xây dựng bằng những vật liệu tự nhiên và thả xuống đáy biển làm thay đổi địa hình, môi trường... theo hướng thuận lợi cho các loại động vật thủy sinh cư trú, phát triển. Xây dựng rạn nhân tạo là một giải pháp kỹ thuật được sử dụng để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ven biển, nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, hạn chế cường lực khai thác ven bờ và chống đánh bắt bất hợp pháp

Bãi rạn được coi là ngôi nhà dưới đáy biển, là nơi cư trú của động vật thủy sinh, nơi trú ẩn cho ấu trùng và sinh vật biển trưởng thành, nơi kiếm ăn và bãi đẻ của nhiều loài hải sản; đóng vai trò đẩy mạnh việc phục hồi các rạn tự nhiên vì tạo ra các giá thể mới cho ấu trùng san hô bám và các nhóm sinh vật phát triển.

Lộ trình của dự án là đến hết năm 2019 sẽ tạo dựng được 8.700m2 rạn nhân tạo tại 3 vùng biển quanh quần đảo huyện Cô Tô. Trong đó, mỗi khu vực có diện tích 2.900m2, bao gồm 300m2 rạn nhân tạo kết hợp trồng phục hồi san hô và 2.600m2 rạn nhân tạo kết hợp chà nổi, tổng kinh phí là 3,05 tỷ đồng, trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2018 của tỉnh.

Lê Cường