Điện Biên: Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19

Lê Trang 18/04/2020 14:58

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Điện Biên - với đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng tiềm lực tài chính hạn hẹp.

Trước khi dịch COVID-19 xảy ra, Khu du lịch sinh thái Him Lam (Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6 Ðiện Biên) là địa điểm thu hút đông đảo du khách tới nghỉ ngơi, sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan. Khi dịch bệnh xảy ra, do lượng khách sử dụng các dịch vụ sụt giảm nghiêm trọng, doanh thu của khu trong quý I/2020 chỉ bằng 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Điện Biên: Tăng cường phối hợp phòng chống dịch COVID-19 trên biên giới Việt – Lào

    Điện Biên: Tăng cường phối hợp phòng chống dịch COVID-19 trên biên giới Việt – Lào

    05:56, 13/04/2020

  • HUYỆN TỦA CHÙA (ĐIỆN BIÊN): Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

    HUYỆN TỦA CHÙA (ĐIỆN BIÊN): Đầu tư nhỏ, hiệu quả lớn

    16:13, 11/03/2020

  • Cảng hàng không Điện Biên: Nút thắt cần gỡ

    Cảng hàng không Điện Biên: Nút thắt cần gỡ

    04:56, 09/03/2020

  • HUYỆN ĐIỆN BIÊN (ĐIỆN BIÊN): Tạo sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp

    HUYỆN ĐIỆN BIÊN (ĐIỆN BIÊN): Tạo sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp

    15:08, 25/12/2019

  • Điện Biên tạo động lực cho chu kỳ mới

    Điện Biên tạo động lực cho chu kỳ mới

    15:28, 20/12/2019

Doanh nghiệp cầm cự

Ông Bùi Anh Tiến, Giám đốc điều hành Khu du lịch sinh thái Him Lam cho biết, căn cứ khối lượng công việc cần thực hiện, Ban giám đốc bố trí việc làm cho người lao động. Thay vì trả lương theo ngày công như trước khi xảy ra dịch COVID-19, doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng cách khoán khối lượng công việc cụ thể. Với người lao động hiện được bố trí nghỉ việc gặp khó khăn, lãnh đạo đơn vị giải quyết cho tạm ứng tiền lương đồng thời vẫn đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội.

Mặc dù doanh nghiệp đã rất cố gắng để duy trì hoạt động nhưng theo ông Bùi Anh Tiến, trong trường hợp tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, nếu không có sự “trợ lực” của Nhà nước, của tỉnh kịp thời thì doanh nghiệp sẽ khó lòng cầm cự.

Người lao động tại Nhà máy Xi măng Ðiện Biên (Công ty Cổ phần Xi măng Ðiện Biên) vệ sinh nơi làm việc.

Người lao động tại Nhà máy Xi măng Ðiện Biên (Công ty Cổ phần Xi măng Ðiện Biên) vệ sinh nơi làm việc.

Trong tình cảnh tương tự, là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh, nhưng Công ty Cổ phần Xi măng Ðiện Biên cũng đang đối mặt với hàng loạt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Dù nhà máy vẫn vận hành, nhưng vấn đề hàng sản xuất ra tiêu thụ ra sao thực sự là bài toán nan giải khi 30% sản lượng của Công ty là xuất khẩu, nhưng ở thời điểm hiện tại hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu đã tạm ngừng. Mặt khác, cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhu cầu sử dụng xi măng trong xây dựng giảm mạnh.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Ðiện Biên cho biết, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trước khi xảy ra dịch, tính trung bình mỗi tháng doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 3.000 tấn xi măng, nhưng hiện nay, sản lượng xi măng công ty làm ra không thể xuất khẩu. Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất, công nhân có việc làm, hiện nay Công ty đã phải cho người lao động làm việc luân phiên.

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, để duy trì sản xuất thông suốt, liên tục trong điều kiện dịch COVID-19, doanh nghiệp đã thực thi nhiều giải pháp để thích ứng, phù hợp với tình hình thực tế. Ðể giảm bớt khó khăn do dịch bệnh gây ra, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí, giãn việc, bố trí vận chuyển nguyên liệu từ các địa phương khác về để phục vụ sản xuất…

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh kéo dài thì việc duy trì hoạt động sản xuất đã khó lại càng thêm khó và nếu mình doanh nghiệp tự “bơi” thì khó có thể vượt dịch, đảm bảo việc làm, đời sống cho hơn 300 người lao động như hiện nay.

Trợ lực từ chính quyền và ngân hàng

Trước những khó khăn, tổn thất nặng nề trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, vừa qua, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.

Dù đã ngừng phục vụ các dịch vụ du lịch, song nhân viên Khu du lịch sinh thái Him Lam vẫn kiểm tra buồng phòng, chờ ngày đón du khách.

Dù đã ngừng phục vụ các dịch vụ du lịch, song nhân viên Khu du lịch sinh thái Him Lam vẫn kiểm tra buồng phòng, chờ ngày đón du khách.

Ông Bùi Anh Tiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Điện Biên cho biết, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đúng mùa cao điểm Ðiện Biên đón khách du lịch quốc tế và là mùa lễ hội nên điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch của tỉnh nói chung và các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng.

Qua thống kê cho thấy, do khách đồng loạt hủy dịch vụ nên lượng khách du lịch và doanh thu của ngành này tại tỉnh Điện Biên đã giảm mạnh, nhất là trong tháng 2 và tháng 3 vừa qua, lượng khách du lịch giảm khoảng 85 - 90% so với cùng kỳ năm 2019. Dự báo tình hình trên nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài đến hết quý II/2020.

Trước những khó khăn đó, Hiệp hội đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành có chính sách hỗ trợ, giúp các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch duy trì hoạt động, kinh doanh, duy trì việc làm cho người lao động như xem xét miễn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp du lịch; giảm thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch; cho phép các đơn vị, doanh nghiệp du lịch chậm nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm tiền thuế đất và thuê đất; giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch. Đồng thời, Hiệp hội cũng đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét cho phép các đơn vị, doanh nghiệp du lịch chậm nộp bảo hiểm; kịp thời chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động phải nghỉ việc do COVID-19...

Là một trong những ngân hàng thương mại trên địa bàn tiên phong trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Ðiện Biên (VietinBank) đã và đang nỗ lực rà soát, phân loại đối tượng khách hàng bị ảnh hưởng, thiệt hại do dịch bệnh.

Ông Lã Văn Vinh - Giám đốc VietinBank Ðiện Biên cho biết: Quán triệt chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về kịp thời cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng, Chi nhánh VietinBank Ðiện Biên đã rà soát dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp thuộc các lĩnh vực xăng dầu, dịch vụ du lịch; nhà hàng, khách sạn... để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ.

Với tinh thần tích cực chung tay hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn do dịch bệnh, Chi nhánh VietinBank Ðiện Biên đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, tùy theo mức dư nợ cụ thể để đưa ra biện pháp hỗ trợ sát hợp nhất.

Lê Trang