Xâm nhập mặn vào sâu kỷ lục 75 km tại ĐBSCL
Báo cáo của Tổng cục Thủy lợi cho biết từ 12-15/2, xâm nhập mặn với nồng độ 4 gam/lít, đạt kỷ lục vào sâu nhất tại các cửa sông tại khu vực ĐBSCL.
Theo ông Lương Văn Anh, Phó tổng cục trưởng Tổng cực thủy lợi-Bộ NN&PTNT: do trên lưu vực sông Mekong năm 2019-2020 ít nước, lưu lượng về ĐBSCL bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình hàng năm, thậm trí thấp hơn cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục). Đây là nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài trong mùa khô năm 2019-2020.
Thực tế, xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức cao đột biến từ tháng 12/2020 (ngày 12-15/12/2019), ranh mặn 4 g/lít ở các cửa sông Cửu Long cao nhất đến 57 km (Sông Hàm Luông), cao hơn trung bình nhiều năm là 24 km, cao hơn năm 2015 là 17 km. Trong tháng 01/2020, xâm nhập mặn đã tăng cao trong thời gian từ ngày 6-13/01/2020 với ranh mặn 4g/lít ở vùng 2 sông Vàm Cỏ (Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây) từ 82-85 km, cao hơn năm 2016 từ 18-20km; vùng cửa sông Cửu Long từ 45-66km, cao hơn năm 2016 từ 6-17 km; vùng ven Biển Tây lớn nhất 48km, cao hơn năm 2016 là 6 km.
Trong thời gian tới, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đến khoảng tháng 3, 4/2020; trước mắt từ ngày 8/2 đến ngày 16/2/2020, xâm nhập mặn sẽ tăng cao theo kỳ triều cường với ranh mặn 4 g/l ở các cửa sông Vàm Cỏ từ 100-110 km, sâu hơn trung bình năm từ 20-22km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4-6 km, thấp hơn 15-17 km so với mức sâu nhất năm 2016. Ở các cửa sông Cửu Long ở mức sâu nhất khoảng 75 km, sâu hơn trung bình năm 30 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 15 km, sâu hơn khoảng 4 km so với mức sâu nhất năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 523 tỷ đồng hỗ trợ 34 địa phương khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn
11:08, 12/03/2016
Xâm nhập mặn phải chăng là quy luật nhân quả?
19:38, 06/04/2016
Gần 500 tỷ đồng hỗ trợ 21 địa phương khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn
16:34, 12/04/2016
Xâm nhập mặn tại ĐBSCL sớm, sâu và gay gắt hơn
11:12, 03/01/2020
Bến Tre: Ứng phó khẩn cấp do xâm nhập mặn
04:12, 15/01/2020