Bến Tre: Ứng phó khẩn cấp do xâm nhập mặn

Diendandoanhnghiep.vn Tình hình xâm nhập mặn đang diễn biến hết sức phức tạp. Hiện tại, xâm nhập mặn trên các sông chính ở Bến Tre đang ở mức tương đương đợt hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng bàn giải pháp cấp nước ngọt cho khu vực thành phố Bến Tre và các khu công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng bàn giải pháp cấp nước ngọt cho khu vực thành phố Bến Tre và các khu công nghiệp.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính trong tỉnh đang diễn biến hết sức phức tạp, mặn xâm nhập nhanh đột ngột và rất sâu. Hiện tại, xâm nhập mặn trên các sông chính đang ở mức tương đương đợt hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016.

Dự báo độ mặn sẽ tiếp tục tăng cao và xâm nhập sâu trong tháng 1/2020. Độ mặn 4‰ có khả năng xâm nhập cách các cửa sông khoảng 53-68km: trên sông Cửa Đại xâm nhập đến xã An Khánh, huyện Châu Thành; trên sông Hàm Luông xâm nhập đến xã Long Thới, huyện Chợ Lách; trên sông Cổ Chiên xâm nhập đến xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách. Độ mặn 1‰ hầu như bao trùm toàn cả tỉnh.

Để triển khai các biện pháp ứng phó tình huống khẩn cấp xâm nhập mặn, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã yêu cầu các ngành, các cấp địa phương tích cực, khẩn trương vào cuộc, thực hiện ngay các giải pháp trọng tâm trong phòng chống, ứng phó tình huống khẩn cấp xâm nhập mặn nhằm hạn chế thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Cụ thể, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại hội nghị ngày 3/1/2020 về Triển khai công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019-2020 và vận hành ngay phương án ứng phó xâm nhập mặn theo Kịch bản 2 (Rủi ro thiên tai cấp độ 2) được ban hành tại Kế hoạch 4741/KH-UBND ngày 23/9/2019 của UBND tỉnh, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước uống do bị nhiễm mặn.

Tổ chức huy động mọi nguồn lực phục vụ hoạt động ứng phó xâm nhập mặn theo thẩm quyền, trong đó, đặc biệt lưu ý huy động các loại phương tiện: xe bồn, xà lan, ghe, các phương tiện chuyên dùng khác để vận chuyển nước phục vụ các bệnh viện, khu công nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn…

Bên cạnh, triển khai ngay các công trình tạm để ngăn mặn, tăng cường tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất như: nạo vét kênh rạch, đắp đập tạm, thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi… Trong đó, tập trung triển khai giải pháp cấp bách để tạo nguồn nước ngọt cung cấp cho các nhà máy của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân, doanh nghiệp trong phạm vi hoạt động của công ty và cấp nước bổ sung cho các địa phương khi cần thiết.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng giao Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm đã được chuẩn bị theo phương châm bốn tại chỗ để ứng phó xâm nhập mặn tại địa phương theo quy định…

Tại Hội nghị Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019-2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi 3 tác nhân: Một là biến đổi khi hậu mà biểu hiện rõ nhất là nước biển dâng; hai là yếu tố tác động của thượng nguồn ngày càng cực đoan hơn do việc phát triển kinh tế, sử dụng nguồn nước không khoa học, không hợp lý; và ba là tình hình lượng mưa thượng nguồn giảm mạnh làm giảm lưu lượng dòng chảy sông Mekong. Ba tác nhân này dẫn đến tính cực đoan mà nổi lên hàng đầu là xâm nhập mặn ngày càng diễn biến nhanh và sớm hơn.

So với thời điểm mùa khô năm 2015-2016, xâm nhập mặn năm nay cao hơn và sâu hơn, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống của hàng triệu người và hàng triệu hécta đất sản xuất nông nghiệp trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa tích lũy từ tháng 6/2019 đến nay thấp hơn gần 8% so với trung bình nhiều năm. Từ đó dẫn đến dòng chảy sông Mekong về đồng bằng sông Cửu Long từ đầu mùa khô đến nay thấp hơn 2,33 mét so với trung bình nhiều năm và thấp hơn 0,77 mét so với bình quân năm 2015. Theo dự báo, từ tháng 1 đến tháng 2/2020, lưu lượng bình quân dòng chảy sông Mekong sẽ thấp hơn gần 35% so với trung bình nhiều năm và 28% so với mùa khô 2015-2016.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bến Tre: Ứng phó khẩn cấp do xâm nhập mặn tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713611300 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713611300 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10