TP.HCM sẽ tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại từ 10/12

ĐÌNH ĐẠI 07/12/2021 21:15

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại trên địa bàn.

>> Hàng nghìn học sinh lớp 1 tại TP HCM đang nhiễm COVID-19

Theo kế hoạch này, TP.HCM sẽ tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 liều bổ sung cho người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch (người cấy ghép tạng, ung thư, nhiễm HIV, đang sử dụng hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng...), đã được tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Liều bổ sung cũng ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên.

TP.HCM sẽ tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại từ 10/12 - Ảnh: HCDC.

TP.HCM sẽ tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại từ 10/12 - Ảnh: HCDC.

Đối với liều nhắc lại, TP.HCM sẽ tổ chức tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Trong đó, ưu tiên tiêm người có bệnh nền; người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19; nhân viên y tế; lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Về thời gian, TP.HCM sẽ bắt đầu tổ chức tiêm từ ngày 10/12/2021 tùy theo nguồn cung ứng vắc xin. Lộ trình cụ thể, tháng 12/2021, TP.HCM sẽ tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày và cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.

Từ tháng 1 – 10/2022, tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; đảm bảo bao phủ liều nhắc lại cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên sinh sống trên địa bàn TP.HCM vào cuối năm 2022.

Về loại vắc xin, nếu các mũi tiêm trước đó cùng 1 loại vắc xin thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA. Còn nếu các mũi tiêm trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA.

Trường hợp tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin AstraZeneca.

Sở Y tế TP.HCM là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai kế hoạch, theo dõi, kiểm tra tình hình, tham mưu UBND TP.HCM giải quyết các vấn đề phát sinh, báo cáo kết quả về UBND TP.HCM và Bộ Y tế.

>> TP.HCM triển khai tiêm lô vắc xin Pfizer được gia hạn thêm 3 tháng

Nhân viên y tế phát túi thuốc điều trị COVID-19 cho F0 cách ly tại nhà

Nhân viên y tế phát túi thuốc điều trị COVID-19 cho F0 cách ly tại nhà.

UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức sẽ chỉ đạo rà soát người dân sinh sống trên địa bàn để thống kê số lượng, lập danh sách đối tượng đến thời hạn tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin COVID-19; tập trung ưu tiên cho người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh nặng (người trên 50 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch, có bệnh nền, người trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19...), người tham gia lực lượng tuyến đầu chống dịch tại địa phương; dự trù nhu cầu vắc xin để tiêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại gửi về Sở Y tế để phân bổ số lượng vắc xin. Đồng thời, các địa phương cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở đóng trên địa bàn tổ chức tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động của đơn vị bằng những hình thức phù hợp, thuận lợi.

Cũng trong ngày 7/12, trước tình huống ca nhiễm COVID-19 liên tục gia tăng cùng nguy cơ xuất hiện biến chủng Omicron, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương, giao Sở Y tế TP.HCM chủ động chuẩn bị thêm 300.000 túi thuốc (chia làm 2 đợt, gồm 200.000 gói thuốc A, 50.000 gói thuốc B và 50.000 gói thuốc trẻ em). Số thuốc này dùng để phục vụ điều trị người mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ đủ điều kiện cách ly tại nhà.

UBND TP.HCM đánh giá hiện tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang diễn biến phức tạp, số ca F0 cách ly tại nhà đang tăng cao (hiện đang quản lý 66.874 ca), mỗi ngày phát sinh thêm từ 1.300 - 1.700 ca.

Bên cạnh đó, hiện nay đang có sự xuất hiện của biến chủng Omicron, việc mua thêm thuốc nhằm kịp thời cấp phát túi thuốc cho người dân, không để F0 không tiếp cận được thuốc và sẵn sàng ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

Theo Khoản a Điểm 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 về chỉ định thầu, áp dụng trong các trường hợp: gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách…

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM: Mở cửa du lịch, phục hồi kinh tế

    TP.HCM: Mở cửa du lịch, phục hồi kinh tế

    14:48, 07/12/2021

  • Số ca F0 tăng, TP.HCM ứng phó ra sao?

    Số ca F0 tăng, TP.HCM ứng phó ra sao?

    15:14, 03/12/2021

  • TP.HCM triển khai tiêm lô vắc xin Pfizer được gia hạn thêm 3 tháng

    TP.HCM triển khai tiêm lô vắc xin Pfizer được gia hạn thêm 3 tháng

    00:00, 03/12/2021

  • Kinh tế TP.HCM lần đầu tăng trưởng âm 6,78% sau Đổi mới

    Kinh tế TP.HCM lần đầu tăng trưởng âm 6,78% sau Đổi mới

    01:20, 02/12/2021

  • TP.HCM: Học sinh lớp 1,9,12 sẽ học trực tiếp từ ngày 13/12

    TP.HCM: Học sinh lớp 1,9,12 sẽ học trực tiếp từ ngày 13/12

    16:13, 01/12/2021

  • TP.HCM đề xuất nhiều chính sách nhằm giữ chân nhân viên y tế

    TP.HCM đề xuất nhiều chính sách nhằm giữ chân nhân viên y tế

    12:15, 01/12/2021

  • TP.HCM: F0 cách ly tại nhà được chọn bác sĩ tư điều trị?

    TP.HCM: F0 cách ly tại nhà được chọn bác sĩ tư điều trị?

    03:01, 01/12/2021

ĐÌNH ĐẠI