Đâu là rào cản với thanh toán điện tử xuyên biên giới?
Theo các chuyên gia, chi phí cao và chậm triển khai theo khung pháp lý là hai rào cản lớn đối với thanh toán điện tử xuyên biên giới.
Theo Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam năm 2018 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu phát triển kinh tế số tốt, Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thuận tiện hơn với các mức chi phí thấp. Bởi công nghệ mới với tính đột phá sẽ cho phép các chuỗi cung ứng kết nối và phân phối hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu chi phí về hậu cần và giao dịch.
Có thể bạn quan tâm
"Chìa khóa" phát triển thanh toán điện tử
01:00, 19/09/2018
Bùng nổ ứng dụng thanh toán điện tử hỗ trợ tiêu dùng mua sắm Tết
12:56, 09/02/2018
Thanh toán điện tử mang đến lợi ích ròng cho nền kinh tế
08:13, 20/11/2017
Tỷ phú Jack Ma sẽ chia sẻ gì tại Diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam 2017?
06:27, 06/11/2017
VNG trình diễn loạt sản phẩm đón bắt xu hướng thanh toán điện tử, chính quyền điện tử
14:31, 18/10/2017
Trung tâm Đấu thầu qua mạng Quốc gia triển khai thanh toán điện tử dịch vụ hành chính công
15:20, 10/07/2017
Việt Nam còn nhiều dư địa về thanh toán điện tử trong ngành ngân hàng và bán lẻ
19:39, 26/05/2017
Đánh giá từ giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng, kinh tế số và thương mại điện tử đang làm cho thế giới thu nhỏ lại để các doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn lên, xóa bỏ được các bất lợi cố hữu khi tiếp cận thị trường toàn cầu.
Dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, đạt 350 USD/người. Thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu.
Tuy nhiên, trao đổi tại Hội thảo “Fintech – Cơ hội hợp tác từ Litva trước thềm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam– EU (EVFTA)” do VCCI tổ chức, ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho biết, trở ngại lớn nhất của thương mại điện tử là vấn đề thanh toán trực tuyến, khoảng 80% cho thanh toán đều dùng tiền mặt. “Trong khi cơ sở pháp lý chúng ta đã có, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như EU, Mỹ, Trung Quốc cũng đã có khung pháp lý hoàn thiện cho thương mại điện tử, nhưng triển khai như thế nào để tăng tỷ lệ thanh toán trực tuyến mới là vấn đề cần quan tâm”, ông Hưng nhấn mạnh.
Ông Hưng cũng cho biết thêm, đối với doanh nghiệp, việc thanh toán điện tử xuyên biên giới hiện nay gặp rất nhiều khó khăn với những thị trường mới thuộc khu vực EU, do thị trường khá đa dạng, doanh nghiệp hiện quá quen với các thị trường truyền thống như Mỹ và việc thanh toán ở thị trường này cũng dễ dàng hơn.
Ngoài vấn đề triển khai, chi phí cũng là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp e ngại sử dụng phương thức thanh toán điện tử nói chung và xuyên biên giới nói riêng. Theo ông Marius Jurgilas, Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước Litva, 20% người dân Litva chọn không sử dụng ngân hàng làm phương tiện thanh toán, mặc dù người dân có tài khoản ngân hàng, vì theo họ, chi phí thanh toán điện tử quá đắt so với giao dịch tiền mặt.
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt doanh nghiệp siêu nhỏ không chấp nhận thanh toán điện tử do chi phí quá đắt, nếu doanh nghiệp giao dịch thông qua trung gian Paypal, thì tỷ lệ trích phần trăm quá lớn” – ông Marius Jurgilas cho biết.
Bởi vậy, theo vị này, để thúc đẩy thanh toán điện tử, trước mắt phải cắt giảm chi phí, tạo cơ hội cho mọi doanh nghiệp có thể thanh toán xuyên biên giới dễ dàng, chi phí thấp, có như vậy mới mới thúc đẩy thương mại toàn cầu.
Giải pháp để cắt giảm chi phí thanh toán điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp là thúc đẩy thanh toán điện tử theo thời gian thực. “Bởi nếu giao dịch quá tốn thời gian, việc chênh lệch tỷ giá sẽ là rủi ro còn cao hơn cả chi phí thanh toán”, ông Marius Jurgilas cho biết.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy thanh toán điện tử cần tạo mô hình kinh doanh mà ở đó chi phí với thẻ tín dụng phải thực sự thấp làm giảm chi phí vận hành và duy trì những thẻ tín dụng ở mức rất thấp cho người dân, chỉ nên khoảng dưới 1%. “Litva sẵn sàng tạo ra những mô hình kinh doanh mà chi phí thanh toán được tính bằng 0 đối với người tiêu dùng, nhà bán lẻ, bán buôn. Để có được chi phí bằng 0 này, chúng tôi thu từ chi phí phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu để bù vào” – ông Marius Jurgilas đề xuất.