DNNVV đối mặt ra sao với chuyển đổi số?
Giúp DNNVV chuyển đổi số thành công được xem là yếu tố sống còn bởi tại Việt Nam, tỷ lệ DNNVV chiếm đến 98,1% (Tổng điều tra kinh tế năm 2017- Tổng cục thống kê).
GS. Hồ Tú Bảo cho biết, khi nhắc đến chuyển đổi số các DNNVV thường cảm thấy bị lúng túng hơn vì cảm thấy mình nhỏ và lực của mình không đủ. Trong khi đó, lo được việc chuyển đổi số cho DNNVV là vấn đề sống còn tại Việt Nam do đây là lực lượng doanh nghiệp chiếm số đông lên đến 98,1%.
“Bài học chính trong chuyển đổi số là nhìn từ đằng xa nhưng làm dần dần từng bước” – GS. Hồ Tú Bảo cho biết thêm. Lý giải về câu nói này, Giáo sư cho biết mỗi DNNVV có thể từng bước thực hiện việc chuyển đổi số, không nên xem nó là cái gì quá to tát, đơn giản nhất có thể bắt đầu từ chính việc thu thập dữ liệu từ chính bản thân doanh nghiệp, các dữ liệu về khách hàng, sản phẩm, lượng tiêu thụ v.v.. để từ đó phân tích những số liệu thu thập được, thấu hiểu được việc kinh doanh của chính bản thân doanh nghiệp.
Nhiều tổ chức đang cố gắng xây dựng các lý luận, cách thức cụ thể cho DNNVV làm, chẳng hạn như bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu từ chính bản thân mình và thấu hiểu được việc kinh doanh của mình dựa trên phân tích số liệu.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần biến yếu thành mạnh
04:00, 21/07/2019
Quyết tâm của lãnh đạo là yếu tố quan trọng giúp DNNVV chuyển đổi số
11:55, 20/07/2019
Giải pháp công nghệ cho chuyển đổi số thành công
09:42, 22/06/2019
31/05: Hội thảo “Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu của đổi mới sáng tạo”
15:02, 29/05/2019
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh, kinh tế số được xác định là một trong những trụ cột quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước đột phá cho các quốc gia. Tuy nhiên DNNVV đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng của nền kinh tế số.
Theo bà Nguyễn Thùy Dương – Phó tổng giám đốc dịch vụ tài chính ngân hàng của Ernst & Young Việt Nam, khó khăn đầu tiên đối với DNNVV là hạ tầng, “nếu như họ làm rất tốt, họ đi rất nhanh nhưng không có hạ tầng tốt họ sẽ không thể đi được” – bà Dương cho biết. Về mặt nguồn lực, các DNNVV có sự cân đo đong đếm giữa đầu tư về mặt công nghệ để thay đổi so với việc vẫn vận hành trong mô hình vẫn kiếm được lợi nhuận, vậy tại sao phải đầu tư hàng triệu USD để thay đổi công nghệ?
Nhưng nếu doanh nghiệp nào biết vượt qua được mỗi lo đó, có được sự chuẩn bị tốt về tiềm lực tài chính thì doanh nghiệp đó sẽ thắng. Bởi hiện nay nếu thay thế được sức người bằng máy móc thì có thể tối ưu hóa năng lực sản xuất, thì đó chính là điểm mà các DNNVV có thể cân nhắc. “Bởi vì họ có lợi thế khi họ nhỏ nếu họ chuyển đổi số, tốc độ cũng như sự dễ dàng nó sẽ tốt hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp lớn có thể mất 5 năm để chuyển đổi mà rất cồng kềnh, để chuyển đổi được nó không hề dễ dàng” - bà Dương cho biết.
Để giải quyết những khó khăn trên theo Phó tổng giám đốc dịch vụ tài chính ngân hàng của Ernst & Young Việt Nam, định hướng của Nhà nước là rất quan trọng. Vị doanh nhân cho rằng cần thiết tổ chức một số cuộc thi hỗ trợ cho cộng đồng start-up để làm ra những sản phẩm, công nghệ phù hợp cho DNNVV đáp ứng những nhu cầu cụ thể thay vì sản xuất ra những công nghệ, công cụ không thực sự phù hợp với một doanh nghiệp nào và cố bán ra thị trường.
“ Việc matching giữa các công ty start-up, công nghệ với nhu cầu DNNVV là cần thiết. Theo tôi hiểu thì chính phủ cũng đang có rất nhiều các sáng kiến, quỹ đổi mới sáng tạo để làm sao một mặt thúc đẩy được cho startup phát triển đồng thời khi họ nghĩ ra một giải pháp mới, công nghệ mới thì nó phải đi vào sản xuất kinh doanh thay vì nó chỉ dừng lại ở ý tưởng” – bà Dương cho biết.