Nghiện mạng xã hội - căn bệnh "vô phương cứu chữa" thế kỉ 21

Theo ictnews 12/08/2019 13:43

Ngày hôm qua bạn đã tiêu tốn bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội? 1, 2 hay nhiều giờ đồng hồ hơn thế?

Yên tâm là không chỉ mình bạn như vậy đâu. Công bằng mà nói thì hầu hết mọi người thuộc thế hệ trẻ hiện giờ thường có xu hướng nghiện mạng xã hội.

Bạn biết cách mà căn bệnh thế kỷ này bắt đầu rồi đấy. Đầu tiên, bạn chỉ đăng nhập vào để “xem điều gì đang diễn ra” rồi bạn sẽ không thể ngừng kéo xuống, ấn thích nhiều thứ đôi khi còn chẳng vì lý do gì và cứ tiếp tục như thế trong vài giờ đồng hồ liền.

Và cuối cùng là đã cả ngày trôi qua và bạn chẳng làm được điều gì có ích.

Nghe quen không? Cả tôi và bạn chắc chắn sẽ nói có.

Nhưng vấn đề của căn bệnh thế kỉ này là gì? Tại sao nó lại trở thành vấn đề kinh khủng đến thế với tôi, với bạn và cả thế hệ chúng ta? Nếu chúng ta chỉ giả định rằng bạn chỉ tiêu tốn có 3 giờ đồng hồ mỗi ngày cho mạng xã hội, thì kết quả tổng kết lại sẽ là 1095 giờ/năm; điều đó có nghĩa là bạn đã dành hết 45 ngày trong cuộc đời mình chỉ trong 1 năm cho mạng xã hội. 

Nói cách khác, bạn dành 12% trong cả cuộc đời cho mạng xã hội. Đó thực sự là một con số lớn!

Vậy nên, làm thế nào để có thể ngừng nghiện mạng xã hội? Dưới đây là những điều mà chính tôi và những người bạn đã tổng hợp lại sau một năm cai nghiện thành công:

1. CHỈ DÙNG DUY NHẤT MỘT NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI

Điều đầu tiên bạn cần làm đó là chọn chỉ một mạng xã hội. Phần lớn chúng ta hiện giờ đang dùng nhiều tài khoản khác nhau và điều đầu tiên cần làm để chống lại căn bệnh thế kỉ này là phải chấm dứt việc đó lại.

Tại sao ư?

Sử dụng nhiều nền tảng sẽ khiến chúng ta cảm thấy bị quá tải với quá nhiều thông tin. Bạn sẽ không thể theo kịp với toàn bộ số tài khoản mạng xã hội của mình cùng một lúc.

Kết quả là bạn tốn quá nhiều thời gian trên mỗi nền tảng mạng xã hội và bị “tấn công” dồn dập bởi quá nhiều thông tin.

Vậy nên điều đầu tiên tôi muốn khuyên bạn làm đó là chỉ dùng một tài khoản trên một nền tảng mạng xã hội thôi, xóa bớt hết những cái khác đi.

2. ẤN THEO DÕI ÍT

Bạn biết cách mà mạng xã hội hoạt động rồi đấy. Bạn càng theo dõi nhiều người hay nhiều trang thì càng nhiều nội dung hiển thị trên trang tin tức cập nhật của bạn. Nó sẽ khiến bạn muốn ở lại đó lâu hơn và cuối cùng trở nên nghiện mạng xã hội.

Vậy nên những gì bạn cần làm tiếp theo để chống lại căn bệnh thế kỉ này là theo dõi một số lượng chỉ ở mức tối thiểu nghiêm ngặt trên nền tảng mạng xã hội đã chọn.

Chính xác bao nhiêu thì là đủ? Theo tôi, 10 có lẽ là con số thích hợp.

Bằng cách đó bạn sẽ tổ chức lại được toàn bộ nội dung, không bị quá tải, và thứ gì đó bạn có thể cảm thấy hứng thú mà không cần sợ cảm giác đầu như muốn nổ tung vì quá nhiều sự xao nhãng.

3. KIỂM SOÁT THỜI GIAN DÙNG MẠNG XÃ HỘI

Nếu bạn lướt mạng xã hội mà không thực sự biết lý do tại sao mình lại làm điều này thì bạn sẽ không chú ý mà tiêu tốn rất nhiều thời gian cho nó.

Thay vào đó, những điều bạn nên làm là sử dụng ứng dụng hay các tiện ích có chức năng kiểm soát thời gian bạn dành cho mạng xã hội.

Không thiếu ứng dụng cho phép người dùng chọn thời gian cho thói quen dùng mạng xã hội mỗi ngày. Cách hoạt động của chúng là khi bạn vượt quá khung thời gian, các ứng dụng sẽ ngừng ngay và bạn không thể đăng nhập hay sử dụng tiếp nữa.

Ví dụ như nếu bạn định hình để ứng dụng cho phép truy cập mạng xã hội là 1 giờ/ngày thì bạn sẽ được dùng chỉ trong đúng 1 giờ đồng hồ. Không hơn.

Vậy nên hãy chọn ứng dụng phù hợp với bản thân nhất sau đó tải về và cài đặt theo ý của bạn.

4. NGẮT KẾT NỐI MẠNG KHI ĐI RA NGOÀI

Bạn tôi từng làm thế này rất nhiều lần. Khi chúng tôi đi chơi hay ra ngoài tản bộ một chút, ngay khi hai đứa định ngồi xuống nghỉ chân thì cậu ấy sẽ lôi điện thoại ra, đăng nhập Facebook và bắt đầu lướt.

Không khó để bạn có thể hình dung ra phản ứng của tôi lúc đó. Nó khiến tôi cảm thấy như thể cậu ấy không hoàn toàn hiện diện ở đó chút nào, và nó đồng thời cũng khá bất lịch sự khi bạn đang ngồi cùng với ai đó.

Đơn giản thôi: Đừng dùng điện thoại khi bạn đi ra ngoài. Tôi biết là bạn đã từng nghe được lời khuyên này trước đây, nhưng khi dùng điện thoại lúc đang ở ngoài, bạn sẽ thậm chí không nhớ được thời gian đã trôi qua như thế nào khi mải lướt mạng đâu. Và rồi lúc trở về nhà, bạn thậm chí còn không nhớ điều gì đã xảy ra. Mọi thứ trở nên trống rỗng chỉ vì mạng xã hội, đến mức dường như bạn không tồn tại vậy.

5. ĐI TÌM Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG

Nghe thì có vẻ mơ hồ nhưng đây là vấn đề cốt lõi. Nếu bạn đang dùng mạng xã hội quá nhiều, điều đó có nghĩa là cuộc sống của bạn quá trống trải và bạn chưa tìm ra điều nên làm với nó. Để chống lại căn bệnh thế kỉ mang tên mạng xã hội, bản thân bạn chính là liều thuốc hữu hiệu nhất !

Có thể bạn quan tâm

  • Khám phá những ứng dụng

    Khám phá những ứng dụng "giúp việc" thông minh của các cư dân thời 4.0

    09:38, 12/08/2019

  • Thú chơi độc nhất vô nhị của các tỷ phú Hồng Kông: 1 biển số xe trị giá bằng 4 chiếc Bentley

    Thú chơi độc nhất vô nhị của các tỷ phú Hồng Kông: 1 biển số xe trị giá bằng 4 chiếc Bentley

    09:52, 09/08/2019

  • Mạng xã hội Việt “đứng sao cho vững”?

    Mạng xã hội Việt “đứng sao cho vững”?

    01:59, 09/08/2019

  • Lamborghini Urus màu xanh rêu giá 20 tỷ độc nhất Việt Nam thuộc về ai ?

    Lamborghini Urus màu xanh rêu giá 20 tỷ độc nhất Việt Nam thuộc về ai ?

    15:30, 08/08/2019

  • Khi nào bật quạt còn khiến bạn thấy nóng hơn, tăng nguy cơ sốc nhiệt?

    Khi nào bật quạt còn khiến bạn thấy nóng hơn, tăng nguy cơ sốc nhiệt?

    16:26, 08/08/2019

Theo ictnews