Trung Quốc đưa ra sáng kiến bảo mật dữ liệu toàn cầu

NGUYỄN LONG 08/09/2020 16:19

Sáng kiến ​​bảo mật dữ liệu toàn cầu vạch ra các nguyên tắc cần tuân thủ trong các lĩnh vực từ thông tin cá nhân cho đến hoạt động gián điệp.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Ngh

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Hôm nay (8/9), tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra sáng kiến bảo mật dữ liệu toàn cầu, vạch ra các nguyên tắc cần tuân thủ trong các lĩnh vực từ thông tin cá nhân cho đến hoạt động gián điệp.

Sáng kiến này được đưa ra trông bối cảnh Mỹ tiếp tục gây áp lực lên các công ty công nghệ lớn nhất của Trung Quốc và thuyết phục các quốc gia trên thế giới ngừng giao dịch với các doanh nghiệp này.

Sáng kiến của Trung Quốc có 8 điểm chính bao gồm: không sử dụng công nghệ để làm suy yếu cơ sở hạ tầng quan trọng của các quốc gia khác hoặc đánh cắp dữ liệu và đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ; không cài đặt backdoor trong sản phẩm của họ và lấy dữ liệu người dùng một cách bất hợp pháp.

Ông Vương Nghị cũng cho biết sáng kiến này có vẻ sẽ chấm dứt các hoạt động "xâm phạm thông tin cá nhân" và phản đối việc sử dụng công nghệ để tiến hành giám sát hàng loạt chống lại các bang khác.

Bản sáng kiến có nêu: “Các công ty cũng nên tôn trọng luật pháp của các nước sở tại và ngừng ép buộc các công ty trong nước lưu trữ dữ liệu được tạo ra ở nước ngoài trên lãnh thổ của họ”.

Nhiều điểm trong số đó dường như đề cập đến một số cáo buộc của Washington.

Mỹ đã cáo buộc các công ty công nghệ của Trung Quốc đặt ra các mối đe dọa an ninh quốc gia bằng cách thu thập dữ liệu người dùng và gửi lại cho Bắc Kinh. Đáp trả cáo buộc này, các công ty bao gồm Huawei và ByteDance đã phủ nhận những cáo buộc đó.

Ông Vương Nghị khẳng định: “Chúng tôi chưa và sẽ không yêu cầu các công ty Trung Quốc chuyển dữ liệu ra nước ngoài cho chính phủ nếu vi phạm luật của các quốc gia khác”.

Bất kỳ ai đăng ký bản cam kết cũng phải tôn trọng chủ quyền, quyền tài phán và quản lý dữ liệu của các quốc gia khác và tránh yêu cầu các công ty hoặc cá nhân ở các quốc gia khác cung cấp dữ liệu mà không được phép.

Trung Quốc có các quy tắc riêng về kiểm duyệt và dữ liệu. Một hệ thống được gọi là Great Firewall chặn hiệu quả các dịch vụ như Google và Facebook, trong khi các nhà kiểm duyệt của Trung Quốc thường xuyên yêu cầu các công ty internet của nước này gỡ nội dung xuống. Trong khi đó, các quốc gia như Australia đã nêu quan ngại về hai điều luật của Trung Quốc có vẻ buộc các công ty phải giao dữ liệu cho Bắc Kinh nếu được yêu cầu.

Không rõ liệu có quốc gia nào đã ký vào sáng kiến của Trung Quốc hay không và nó sẽ được thực hiện và kiểm soát như thế nào. Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm cách tăng cường vai trò của mình trong việc thiết lập các tiêu chuẩn trên toàn thế giới từ các lĩnh vực từ dữ liệu đến viễn thông.

Đáng chú ý, trong bài phát biểu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đề cập đến việc phản đổi hành động “bắt nạt” của chính quyền Mỹ.

Ông nói: “Bám sát những hành vi đơn phương, một quốc gia nhất định liên tục đưa ra những cáo buộc vô căn cứ chống lại những người khác dưới danh nghĩa để mạng “sạch” và sử dụng bảo mật như một cái cớ để trừng phạt lên doanh nghiệp của các quốc gia khác có lợi thế cạnh tranh. Những hành động bắt nạt trắng trợn như vậy phải bị phản đối và bác bỏ”.

Tháng trước, Mỹ đã công bố sáng kiến “Mạng lưới sạch”, một chương trình nhằm “bảo vệ tài sản của quốc gia bao gồm quyền riêng tư của công dân và thông tin nhạy cảm nhất của công ty khỏi sự xâm nhập gây hấn của những thế lực thù địch.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, đã có hơn 30 quốc gia tham gia, nhưng không nêu tên cụ thể. Một số công ty cũng đang tham gia chương trình này.

Trong khi đó, Washington đang gia tăng sức ép đối với các công ty công nghệ Trung Quốc. Vào tháng 8, Mỹ đã sửa đổi một quy tắc nhằm cắt giảm hiệu quả Huawei khỏi các nguồn cung cấp chất bán dẫn quan trọng. Và trong cùng tháng, Tổng thống Donald Trump đã ký một lệnh cấm giao dịch với chủ sở hữu TikTok ByteDance và chủ sở hữu WeChat là Tencent.

Các quốc gia khác cũng đã chặn các công ty công nghệ Trung Quốc. Gần đây, Ấn Độ đã cấm 118 ứng dụng của Trung Quốc do căng thẳng gia tăng liên quan đến tranh chấp biên giới núi Himalaya ở khu vực Ladakh.

Có thể bạn quan tâm

  • Ấn Độ bất ngờ chặn 118 ứng dụng Trung Quốc

    Ấn Độ bất ngờ chặn 118 ứng dụng Trung Quốc

    04:00, 06/09/2020

  • Doanh nghiệp Ấn Độ nào đang được ByteDane mời chào đầu tư vào TikTok?

    Doanh nghiệp Ấn Độ nào đang được ByteDane mời chào đầu tư vào TikTok?

    15:50, 13/08/2020

  • Tẩy chay đồ Trung Quốc, người Ấn Độ có đổi smartphone?

    Tẩy chay đồ Trung Quốc, người Ấn Độ có đổi smartphone?

    11:23, 29/07/2020

NGUYỄN LONG