Huawei đạt hơn 8.000 bằng sáng chế kể từ đầu năm 2020
Theo báo cáo của IncPat, từ đầu năm đến tháng 10/2020, Huawei đã nộp 8.607 đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến công nghệ không dây, vượt xa Qualcomm, Oppo.
Theo South China Morning Post (SCMP), Huawei được cho là công ty sáng tạo nhất trên thế giới năm nay, thông tin này được trích dẫn từ báo cáo của IncPat, một đơn vị cung cấp cơ sở dữ liệu có trụ sở chính tại Bắc Kinh.
Cụ thể, tính từ đầu năm 2020 đến hết tháng 10/2020, Huawei đã nộp 8.607 đơn đăng ký bằng sáng chế liên quan đến công nghệ không dây. Điều đó đã đưa công ty lên vị trí đầu tiên, vượt xa nhà thiết kế chip Qualcomm có trụ sở tại San Diego, California, với 5.807 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10.
Vị trí tiếp theo là nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Oppo đứng thứ ba với 5.353 đơn đăng ký bằng sáng chế.
Theo IncPat, cả Trung Quốc và Mỹ đều dẫn đầu với 32% bằng sáng chế được nộp từ tháng 1 đến tháng 10. Tiếp theo là Nhật Bản với 15%, tiếp theo là Hàn Quốc 7%.
IncoPat nói rằng thông tin họ sử dụng đến từ các hồ sơ bằng sáng chế có sẵn trong lĩnh vực truyền thông không dây. Điều này bao gồm các bằng sáng chế được nộp để bảo vệ các phát minh liên quan đến công nghệ 5G.
Báo cáo được phát hành bởi IncPat lưu ý: "Là một lĩnh vực quan trọng của truyền thông hiện đại, công nghệ mạng truyền thông không dây luôn là một phần rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và phát triển 5G. Với sự cạnh tranh công nghệ mới và tình hình toàn cầu hóa mới, công nghệ mạng truyền thông không dây đang trở thành một sự lựa chọn chiến lược quan trọng cho các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh quốc tế".
Mạng 5G là thế hệ kết nối không dây tiếp theo và các quốc gia kiểm soát 5G sẽ có lợi thế hơn về mặt kinh tế. Đó là lý do tại sao, chứng kiến Huawei đổi mới như thế nào và không muốn bị bỏ lại phía sau, vào tháng 6, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã sửa đổi phán quyết về danh sách thực thể ngăn Huawei làm việc và kinh doanh với các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ. Giờ đây, các công ty công nghệ Mỹ được phép hợp tác cùng Huawei để giúp tạo ra các tiêu chuẩn 5G toàn cầu. Hoa Kỳ lo ngại rằng việc bị loại khỏi các cuộc họp có sự tham dự của Huawei sẽ kìm hãm Hoa Kỳ về mặt phát triển 5G.
Huawei cũng là công ty đi đầu trong việc giúp 3GPP phát triển các tiêu chuẩn cho 5G. 3GPP (Dự án Đối tác Thế hệ thứ 3) là một thuật ngữ bao hàm các tổ chức tiêu chuẩn giúp tạo ra các giao thức cho viễn thông di động. Sau Huawei, Ericsson và Qualcomm đóng góp nhiều nhất cho 3GPP cho các tiêu chuẩn 5G.
Theo SCMP, năm nay 3GPP đã hoàn thành bộ tiêu chuẩn tiếp theo cho 5G, bao gồm các ứng dụng khả thi cho 5G như lái xe tự động, nhà máy thông minh và phẫu thuật từ xa.
Đầu tháng này, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cho biết nước này đã xây dựng gần 700.000 trạm gốc vào năm 2020, cao hơn mục tiêu ban đầu là 500.000 cho cả năm. Hiện Huawei cũng là nhà cung cấp quan trọng của các trạm gốc 5G.
Trên thực tế, các báo cáo được công bố chỉ ra rằng Huawei sẽ thay thế Ericsson trong năm nay để trở thành số một trong các trạm gốc 5G. Ericsson dự kiến sẽ chứng kiến thị phần của mình giảm từ 30% năm ngoái xuống 26,5% vào năm 2020. Mặt khác, Huawei cho thấy thị phần trạm gốc 5G của mình tăng từ 27,5% năm ngoái lên 28,5% vào năm 2020.
Để đạt kế hoạch này, Huawei phải tìm đủ chipset Kirin 9000 5nm để cung cấp năng lượng cho các trạm gốc này, điều này khá khó khăn khi Hoa Kỳ đang nỗ lực ngăn chặn doanh nghiệp này nhận chip từ TSMC.
Có thể bạn quan tâm