“Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô
Doanh nghiệp sản xuất chế tạo chất bán dẫn Đài Loan, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) cho biết sẽ ưu tiên sản xuất chip ô tô nếu có thể tăng công suất hơn.
Trước tác động của đại dịch của COVID-19, nguồn cung chất bán dẫn của ngành ô tô thiếu hụt nghiêm trọng do nhu cầu các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị chơi game… tăng vọt do lượng người phải làm việc tại nhà tăng lên.
Do đó, các nhà sản xuất chip đã hoạt động gần hết công suất nhưng cũng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả các khách hàng. Họ có xu hướng ưu tiêu cung cấp chip cho các tập đoàn công nghệ hơn là các hãng sản xuất ô tô. Ngay cả trong lĩnh vực ô tô thì thứ tự được ưu tiên cũng là các hãng lớn trước, hãng bé sau.
Tình trạng thiếu hụt có nguy cơ kéo dài do việc phong tỏa và hạn chế đi lại khiến người tiêu dùng có xu hướng tăng cường mua các đồ điện tử có thể kết nối mạng. Các hãng sản xuất ô tô, từ Toyota Motor Corp. đến Volkswagen AG đều bị nguy cơ không có đủ linh kiện để hồi phục ngành sản xuất ô tô sau đại dịch.
Các nhà sản xuất bán dẫn ưu tiên cung cấp chip cho các hãng điện tử vì đơn hàng của họ lớn hơn nhiều so với đơn hàng của các nhà sản xuất ô tô. Chỉ riêng thị trường điện thoại thông minh hàng năm đã gồm hơn 1 tỷ thiết bị, trong khi ô tô mỗi năm chỉ dưới 100 triệu chiếc.
Các linh kiện bán dẫn đã trở nên quan trọng hơn đối với ngành công nghiệp ô tô khi xe điện cùng công nghệ tự động lái đang dần trở nên phổ biến hơn. Theo KPMG Japan, một chiếc xe điện sử dụng linh kiện bán dẫn nhiều gấp đôi so với một chiếc xe chạy bằng xăng.
Các nhà sản xuất ô tô trên khắp thế giới đang phải đóng cửa dây chuyền lắp ráp do các vấn đề trong việc cung cấp chất bán dẫn, trong một số trường hợp, điều này càng trở nên trầm trọng hơn do các hành động của chính quyền ông Trump trước đây chống lại các nhà máy sản xuất chip quan trọng của Trung Quốc.
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa TSMC đã bị đưa vào danh sách đen hồi tháng 12/2020, đã khiến khách hàng tìm kiếm những giải pháp thay thế phòng khi nguồn cung chip trên toàn cầu bị hạn hẹp hơn nữa. Một số đã chuyển sang tích trữ chất bán dẫn để phòng ngừa sự thiếu hụt nếu có những diễn biến xấu trên thị trường thế giới.
Sự thiếu hụt đã ảnh hưởng đến một số thương hiệu lớn như Volkswagen, Ford Motor, Subaru, Toyota Motor, Nissan Motor, Fiat Chrysler Automobiles và các nhà sản xuất xe hơi khác.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier, đã gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan - Wang Mei-hua - đề nghị Đài Loan thuyết phục các nhà sản xuất giúp giảm bớt tình trạng thiếu chip bán dẫn trong lĩnh vực ô tô, vốn đang cản trở sự phục hồi kinh tế còn non trẻ của nước này sau đại dịch COVID-19.
Sau đơn kiến nghị từ Bộ trưởng Kinh tế Đức, bà Wang Mei-hua đã có cuộc gặp với các Giám đốc điều hành của TSMC để trao đổi về khả năng tăng công suất sản xuất chip ô tô.
Đáp lại, TSMC cho biết rằng họ sẽ "tối ưu hóa" quy trình sản xuất chip để tăng năng suất hiệu quả và ưu tiên sản xuất chip tự động nếu nó có thể tăng thêm công suất.
TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, tuyên bố rằng năng lực sản xuất hiện tại đã hết công suất, nhưng đã đảm bảo với Bộ rằng “nếu có thể tăng sản lượng bằng cách tối ưu hóa năng lực sản xuất, nó sẽ hợp tác với chính phủ để coi chip ô tô là ứng dụng chính”.
Khó khăn của ngành công nghiêp bán dẫn trong việc mở rộng nhanh công suất sản xuất là do trong ngành này, sản xuất và phát triển là 2 quá trình riêng biệt, và mỗi nhà sản xuất chỉ chuyên về một nhiệm vụ cụ thể. Các công ty chip thường thuê những nhà sản xuất hợp đồng gia công thay vì tự mình sản xuất chip. Việc sản xuất các linh kiện bán dẫn rất mất thời gian và đơn vị sản xuất phải thiết lập lại dây chuyền nhằm phù hợp hơn với những thông số kỹ thuật khác nhau. Do đó, việc sản xuất các con chip khác nhau cùng một lúc là rất khó khăn.
Có thể bạn quan tâm