Chống độc quyền Big Tech- Kỳ II: Giải pháp nào tối ưu?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 22/05/2021 04:00

Độc quyền là lỗi hệ thống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, muốn chống độc quyền phải “vá” lỗi này.

Ở góc độ học thuyết kinh tế, không chấp nhận sự tồn tại của độc quyền trong kinh doanh. Bởi vì hệ quả của nó lớn đến nỗi đe dọa cả quyền lực chính trị.

 Facebook đã chặn vô thời hạn quyền truy cập tài khoản Facebook của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.p/Ảnh: GETTY

Facebook đã chặn vô thời hạn quyền truy cập tài khoản Facebook của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: GETTY

Mối họa độc quyền

Độc quyền sản xuất, phân phối sẽ quyết định giá cả không phù hợp với giá trị hàng hóa. Nó sẽ giết chết các doanh nghiệp yếu thế hơn, bởi vì các doanh nghiệp này không đủ tiềm lực để cạnh tranh. Phía Nhà nước cũng không thể điều tiết vĩ mô nếu không thuần phục được những “con ngựa bất kham”.

Độc quyền sẽ triệt tiêu động lực cạnh tranh và phát triển, bóp chết “từ trong trứng” lĩnh vực khởi nghiệp.
Nắm trong tay dữ liệu khổng lồ, các Big Tech như Google, Facebook, Amazon, Alibaba,… sẽ buôn bán kinh doanh trên thân xác người dùng.

Khi các Chính phủ chuyển đổi sang phương thức số hóa, điện tử, các Big Tech càng có khả năng thao túng từ bên trong. Đơn giản như thói quen sử dụng mạng xã hội của cựu Tổng thống Mỹ D. Trump đã trở thành điểm yếu hại chính ông trên con đường chính trị.

Ở một vài nơi trên thế giới, Google, Facebook thẳng thừng từ chối “hợp tác đúng luật” với các trang web báo chí sở tại. Thậm chí, Big Tech bất tuân luật pháp ở nơi mà họ kiếm hàng tỷ USD mỗi năm.

Hai phương án hiệu quả

Hiện tại, Luật thương mại của tất cả các quốc gia đều dành thời lượng đáng kể chống độc quyền. Ở Mỹ, Luật chống độc quyền được bổ sung, điều chỉnh liên tục, gồm có: Đạo luật Sherman năm 1890, Đạo luật Clayton năm 1914 và Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang năm 1914.

Năm 1980, bang Ohio, nơi đặt trụ sở chính của tập đoàn dầu lửa Standard Oil của siêu tài phiệt Rockefeller- đã ban hành một sắc lệnh mang tên “sắc lệnh Trust” buộc chia nhỏ đại tập đoàn này thành nhiều công ty độc lập, không được liên kết để độc quyền và kiểm soát thị trường.

Nhưng Rockefeller đã lách luật bằng cách chuyển đại bản doanh sang bang New Jersey - nơi sắc lệnh này không có hiệu lực. Phải đến năm 1911, Tòa án Liên bang Mỹ mới ra phán quyết chia Standard Oil thành 34 công ty nhỏ.

Bằng cách tiếp cận khác, Trung Quốc đúng là quốc gia đi trước thời đại khi nói không với Google, Facebook, Youtube, từ công cụ tìm kiếm đến mạng xã hội đều được cung cấp bởi doanh nghiệp nội địa như Baidu, Weibo hùng mạnh không kém,…

Trung

Trung Quốc đúng là quốc gia đi trước thời đại khi nói không với Google, Facebook, Youtube...

Đây là một trong các biện pháp thuộc chiến lược “Phòng Hỏa Trường Thành” (The Great Firewall) được Trung Quốc chuẩn bị từ năm 1997. Tuy người dân nước này khó tiếp cận với những gì xảy ra bên ngoài, song ích lợi đạt được lâu dài mới là đại cục.

Việt Nam cũng bắt đầu “phòng thủ từ xa trên không gian mạng”; nhiều nền tảng đa phương tiện, mạng xã hội được phát triển, nhưng hiệu quả chưa rõ ràng. Bởi vì người Việt vẫn rất yêu thích Google, Facebook, Youtube,…

Có thể bạn quan tâm

  • Chống độc quyền Big Tech- Kỳ I: Phạt chỉ như “gãi ngứa”

    Chống độc quyền Big Tech- Kỳ I: Phạt chỉ như “gãi ngứa”

    11:00, 20/05/2021

  • Alibaba bị phạt 2,8 tỷ USD trong cuộc điều tra chống độc quyền

    Alibaba bị phạt 2,8 tỷ USD trong cuộc điều tra chống độc quyền

    05:10, 11/04/2021

  • Trung Quốc “mạnh tay” chống độc quyền trong thanh toán phi ngân hàng

    Trung Quốc “mạnh tay” chống độc quyền trong thanh toán phi ngân hàng

    11:00, 25/01/2021

  • Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc “tụt áp

    Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc “tụt áp" vì dự Luật chống độc quyền Internet

    05:00, 12/11/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ