Kỳ vọng vào vaccine mRNA trong cuộc chiến chống ung thư

CẨM ANH 28/07/2021 15:23

Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA của Pfizer/BioNTech và Moderna là kỹ thuật tương tự có thể đánh bại nhiều căn bệnh khác, bao gồm cả ung thư.

Vaccine chữa Covid-19 của hãng dược

Vaccine phòng Covid-19 của hãng dược Pfizer/BioNTech được sản xuất theo công nghệ mRNA

Công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech thông báo bệnh nhân đầu tiên đã được điều trị thử nghiệm vaccine ung thư giai đoạn 2 BNT111 do họ phát triển. Vaccine này sử dụng công nghệ mRNA tương tự như vaccin Covid-19 của Pfizer-BioNTech.

Những loại vaccine phòng bệnh Covid-19 hứa hẹn nhất đang sử dụng công nghệ axit nucleic, được gọi là RNA thông tin, hay mRNA. Một loại do công ty BioNTech của Đức hợp tác với Pfizer, Mỹ bào chế và sản xuất. Loại thứ hai là sản phẩm của công ty Moderna, Mỹ, và loại còn lại là của CureVac NV, có trụ sở tại Đức.

Các loại vaccine truyền thống có xu hướng làm bất hoạt hoặc suy yếu virus, khi được tiêm vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng miễn dịch, để sau đó có thể bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh sống xâm nhập. Nhưng quá trình bào chế lại đòi hỏi nhiều loại hoá chất và tế bào nuôi cấy. Cả quy trình tốn kém thời gian và gây ô nhiễm.

Việc

Vaccine ung thư mRNA sẽ huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra một loại protein nhất định trên bề mặt tế bào ung thư

Trong khi đó, vaccine công nghệ mRNA lại không gặp phải những vấn đề này. Chúng hướng dẫn cơ thể tự tạo ra các protein xâm phạm – trong trường này là các protein bao bọc quanh RNA của virus SARS-CoV-2. Hệ miễn dịch khi đó sẽ tập trung vào các kháng nguyên này, thực hành chống đỡ để “chuẩn bị” cho thời điểm các protein tương tự xuất hiện khi SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát triển các loại vaccine mRNA để chống ung thư, các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng và để bảo vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm khác. Daniel Anderson, một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực điều trị nano và vật liệu sinh học tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: “Điều Covid-19 đã cho chúng ta thấy là vaccine mRNA có thể là một công nghệ điều trị hiệu quả và an toàn cho hàng triệu người.”

Theo Anna Blakney, Phó giáo sư tại Trường Kỹ thuật Sinh hóa thuộc Đại học British Columbia (Canada) cho biết, một trong những ưu điểm của công nghệ này là nó có thể được sử dụng cho những người không biết về loại ung thư của họ đang mắc phải.

"Không quan trọng đó là ung thư vú hay ung thư phổi miễn là có thể xác định được các đột biến của nó. Các loại vaccine sẽ được phát triển với mục tiêu điều trị ung thư ở những khu vực chưa có phương pháp điều trị thích hợp hoặc những nơi ung thư có khả năng di căn", chuyên gia này nhận định.

Tuy nhiên, việc ứng dụng vaccine mRNA vẫn cần phải nghiên cứu do hầu hết những thay đổi xuất hiện ở một bệnh nhân ung thư riêng lẻ là duy nhất. Rất ít biến đổi đó thực sự giống nhau ở các bệnh nhân. Điều này có nghĩa là, vaccine cần được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân để hướng tới mục tiêu cảnh báo và thiết lập hệ thống miễn dịch nhận biết các tính năng đặc trưng của tế bào khối u và tấn công chúng.

Các nhà khoa học cho biết, dù có nhiều tín hiệu tích cực đối với phương pháp điều trị này, tuy nhiên, vaccine chữa ung thư sẽ cần nhiều năm thử nghiệm và thử nghiệm lâm sàng. Một thách thức khác cũng đang được lưu ý là tìm ra cách chế tạo một hạt nano có thể đưa RNA thông tin một cách hiệu quả đến nơi nó cần đến.

Hiện tại, các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một và giai đoạn hai đang tuyển dụng những người tham gia hoặc đang được tiến hành để đánh giá hiệu quả, khả năng dung nạp và độ an toàn của vaccine mRNA để đường tiêu hóa, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tụy, trong số những bệnh khác.

Nếu vaccine mRNA được chứng minh là có hiệu quả sẽ mở ra hy vọng rằng, vaccine có thể được phát triển để điều trị một số bệnh ung thư, ngăn ngừa tái phát và thậm chí có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư ở những người có khuynh hướng di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc, trong tương lai, ung thư sẽ thành một căn bệnh có thể phòng ngừa được.

Có thể bạn quan tâm

  • Người phụ nữ đứng sau công nghệ mRNA điều chế vaccine COVID-19

    Người phụ nữ đứng sau công nghệ mRNA điều chế vaccine COVID-19

    03:00, 26/07/2021

  • Niềm hy vọng vào vaccine mRNA

    Niềm hy vọng vào vaccine mRNA

    04:42, 24/05/2021

  • Bộ Y tế xem xét dùng thuốc mới trong điều trị người mắc COVID-19

    Bộ Y tế xem xét dùng thuốc mới trong điều trị người mắc COVID-19

    01:30, 08/07/2021

  • Bệnh ung thư phổ biến nhất tại Châu Á có xu hướng trẻ hoá: Phòng bệnh bằng cách nào?

    Bệnh ung thư phổ biến nhất tại Châu Á có xu hướng trẻ hoá: Phòng bệnh bằng cách nào?

    00:04, 18/03/2021

CẨM ANH