Lan tỏa chuyển đổi số từ doanh nghiệp mẫu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME).
>>Không thể “chần chừ” chờ thí điểm chuyển đổi số
Dự án sẽ hỗ trợ chuyên sâu cho tối thiểu 100 doanh nghiệp trở thành các điển hình thành công về chuyển đổi số, từ đó làm mẫu, lan tỏa cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp còn lại.
Gợi ý hướng đi
Các doanh nghiệp được chọn trong đợt đầu phải có mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số, đáp ứng các tiêu chí cao nhất để các doanh nghiệp trong cùng ngành hàng làm hình mẫu.
Công ty CP Xuân Hòa là một trong những doanh nghiệp được dự án chọn thực hiện chuyển đổi số. Ông Lê Duy Anh - Tổng GĐ Công ty CP Xuân Hòa cho biết, khi dịch COVID-19 xảy ra, để sống sót qua đại dịch, doanh nghiệp buộc phải tối giản và hiệu quả quy trình sản xuất. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực trở thành công xưởng của thế giới ở những ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, chúng tôi phải cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc và châu lục khác.
Sau hơn 2 tháng làm việc, chuyên gia của Chương trình đã đưa ra báo cáo tư vấn về các phân tích, đánh giá thực trạng và xác định phương hướng, xây dựng mục tiêu chuyển đổi số và khuyến nghị lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Trong đó tổ chuyên gia đã xác định 03 nhóm phương hướng ưu tiên chính cho việc chuyển đổi số là: (1) Hướng tới chuẩn hóa, tối ưu quy trình và chuyển đổi số các quy tình sản xuất; (2) Hướng tới tăng trưởng doanh thu, mở rộng tập khách hàng, thị trường; (3) Hướng tới thay đổi mô hình kinh doanh.
Ghi nhận sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia, ông Lê Duy Anh cho biết, việc vừa làm vừa cải tiến, thích ứng là rất quan trọng để doanh nghiệp Việt vừa nâng quy mô doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh. Vì vậy, việc đội ngũ tư vấn đã giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ lộ trình và xây dựng quy trình chuyển đổi số là vô cùng quan trọng.
>>Chuyển đổi số: Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết
Để doanh nghiệp tự bước đi
Ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết: “Hiện nay, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa trong lĩnh vực sản xuất đang gặp nhiều khó khăn trong xác định lộ trình chuyển đổi số, nên bắt đầu từ đâu và triển khai như thế nào, lựa chọn giải pháp nào là phù hợp. Chính vì vậy, một trong các hoạt động của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết bài toán này. Các doanh nghiệp có được bức tranh tổng thể, một chiến lược dài hạn và có đầy đủ thông tin cần thiết để chủ động triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình”.
Ông Đỗ Hoàng Hải – Chuyên gia chính của Chương trình chuyển đổi số cho biết: “Gói xây dựng Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhằm giúp công ty xác định được các mục tiêu, phương hướng chuyển đổi số, xác định những việc phải làm với một lộ trình, nguồn lực phù hợp với doanh nghiệp. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, làm việc với các cán bộ của công ty, nhóm chuyên gia sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh tổng thể nhất và các bước đi cụ thể cần phải làm để đạt được các mục tiêu chuyển đổi số đề ra.
Trong năm 2022, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Dự án sẽ tiếp tục tập trung thúc đẩy và mở rộng các hoạt động hỗ trợ kết nối, chuyển đổi số và tiếp cận tài chính cho DNNVV thông qua việc tài liệu hoá và nhân rộng mô hình hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
Đo lường và quá trình chuyển đổi số
14:40, 10/12/2021
Tăng cường xây dựng quy tắc chuyển đổi số
11:00, 10/12/2021
Không thể “chần chừ” chờ thí điểm chuyển đổi số
11:00, 08/12/2021
Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Chuyển đổi số để chiến thắng dịch bệnh
15:53, 05/12/2021
Thực hành tài chính bền vững (kỳ 3): 3 yếu tố tác động chuyển đổi số của doanh nghiệp
11:06, 04/12/2021