Thừa Thiên-Huế: 2 năm liên tiếp tạo đột phá về chuyển đổi số cấp tỉnh

LÊ NAM - NGUYỄN HÀ 17/08/2022 00:06

Theo báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thừa Thiên-Huế được xếp thứ hai về chuyển đổi số cấp tỉnh, thành năm 2021.

>>>Tổng Cục Du lịch ra mắt cẩm nang hướng dẫn chuyển đổi số

Trong bối cảnh đối diện với thách thức kép vừa chống dịch COVID -19, vừa chủ động phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số chính là xu thế tất yếu để các tỉnh, thành tăng tốc.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, năm 2021 là năm thứ hai triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, là năm đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh chưa từng có tại Việt Nam. Việt Nam đã phát triển nhiều ứng dụng số, nền tảng số có nhiều chục triệu người dùng. Qua thử thách này, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã trưởng thành rõ rệt về các nền tảng số quy mô lớn, về đảm bảo an toàn dữ liệu người dân, về triển khai các nền tảng số toàn quốc.

Theo bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh năm 2021 (DTI 2021) được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) công bố mới đây, trong số 63 tỉnh, thành phố, có 10 tỉnh, thành phố trong Top đầu lần lượt là Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, TP.HCM, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bình Phước và Bắc Giang.

Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong công tác chuyển đổi số (Ảnh: VGP/Nhật Anh)

Đây là năm thứ hai liên tiếp Thừa Thiên Huế được xếp vị trí thứ hai về chuyển đổi số cấp tỉnh ở cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. (Ảnh: VGP/Nhật Anh)

Trong đó, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tiên phong chuyển đổi số, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số gắn với chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, Trung tâm điều hành UBND tỉnh, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (Hue-S) đang vận hành hiệu quả.

Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế, thời gian qua, tỉnh đã triển khai quyết liệt công tác xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chương trình chuyển đổi số quốc gia trên toàn tỉnh. Nhờ đó, DTI 2021 tỉnh có nhiều chỉ số dẫn đầu và xếp hạng cao như: hoạt động chính quyền số, an toàn thông tin mạng, hạ tầng số, nhận thức số... Đây là năm thứ hai liên tiếp Thừa Thiên Huế được xếp vị trí thứ hai về chuyển đổi số cấp tỉnh ở cả ba trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Bên cạnh đó, tỉnh đang đứng thứ hai về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin; đứng vị trí thứ 4 trong cả nước về chỉ số PAR INDEX; xếp vào nhóm có chỉ số PAPI, PCI cao của cả nước.

>>>Chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch miền Trung: Xu hướng tất yếu để phát triển

>>>Doanh nghiệp nhỏ và vừa “lúng túng” chuyển đổi số và tiếp cận tín dụng

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang tập trung xây dựng, phát triển ứng dụng “Báo cáo số” để cập nhật, tra cứu và quản lý dữ liệu báo cáo trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả và tốc độ chuyển đổi số. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế việc gửi, nhận văn bản điện tử được liên thông cả bốn cấp hành chính. Hue-S là ứng dụng duy nhất trên nền tảng di động, được tích hợp toàn diện, ứng dụng được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh. Trên toàn tỉnh có gần 100 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số; 100% số doanh nghiệp trên địa bàn kết nối Internet; hơn 200 doanh nghiệp có website tích hợp chức năng cho phép đặt hàng trực tuyến; có 90% hộ gia đình trên toàn tỉnh kết nối mạng internet, các dịch vụ thiết yếu qua dịch vụ đô thị thông minh

Theo TS.Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp hiện đã quen với các tiện ích từ phần mềm khai báo thuế, phần mềm kế toán, chữ ký số. Chuyển đổi số góp phần giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, gia tăng lợi nhuận cũng như cơ hội tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước. Việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo hướng số hóa sẽ giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thích nghi với xu thế phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận cũng như cơ hội tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước.

tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 được diễn ra từ ngày 17-1982022 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp tổ chức.

Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 được diễn ra từ ngày 17-1982022 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp tổ chức.

Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh đang chuẩn bị cho Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 được diễn ra từ ngày 17-19/8/2022. Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 kỳ vọng sẽ có được những tham vấn, xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong giai đoạn mới của Thừa Thiên Huế nói riêng và các địa phương nói chung, nhằm tạo đà đẩy nhanh phát triển kinh tế số - xã hội số. Đây được xác định là một trong những hoạt động thường niên quan trọng về chuyển đổi số không chỉ của Thừa Thiên Huế mà của toàn quốc.

Chuyển đổi số - Huế 2022 dự kiến sẽ thu hút hơn 50 diễn giả chia sẻ, hơn 100 lượt doanh nghiệp SMEs đăng ký tham gia tập huấn chuyển đổi số, hơn 1.000 lượt đại biểu tham dự hội nghị và 3.000 lượt đại biểu tham gia triển lãm, bao gồm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam.

Đáng chú ý, lần đầu tiên Thừa Thiên Huế tổ chức riêng 1 phiên hội nghị về chuyển đổi số phát huy sức mạnh văn hóa, di sản để tiếp tục tìm kiếm giải pháp công nghệ giúp bảo tồn, phổ biến, nâng tầm các giá trị văn hóa, di sản Huế, tiến tới tạo ra những dịch vụ mới, các mô hình kinh tế mới cho Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết về Chương trình chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, 100% các tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số được triển khai hoàn thiện; hơn 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; kinh tế số chiếm từ 15-20% tổng sản phẩm GRDP; giữ vững vị trí nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính, chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ số chuyển đổi số.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 300 doanh nghiệp số; 10.000 lao động trở lên phục vụ phát triển Khu công nghệ thông tin tập trung của tỉnh; 90% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; 70% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ số và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng.

Tại diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022 diễn ra cuối tháng 5/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế và các đơn vị liên quan đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2022-2025 nhằm thúc đẩy xây dựng cộng đồng công nghệ số trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các lĩnh vực hành chính công, kinh tế - xã hội, hướng tới xây dựng thành phố thông minh tại tỉnh Thừa Thiên-Huế. Qua đó, thu hút và tạo động lực thúc đẩy nguồn nhân lực công nghệ thông tin có chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đạt chuẩn nông thôn mới

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đạt chuẩn nông thôn mới

    20:00, 09/05/2022

  • Thừa Thiên Huế:p/Top 10 tỉnh, thành phố có điểm PCI 2021 hàng đầu Việt Nam

    Thừa Thiên Huế: Top 10 tỉnh, thành phố có điểm PCI 2021 hàng đầu Việt Nam

    16:22, 27/04/2022

  • UBND tỉnh Thừa Thiên Huế & Tập đoàn VNPT hợp tác triển khai chuyển đổi số

    UBND tỉnh Thừa Thiên Huế & Tập đoàn VNPT hợp tác triển khai chuyển đổi số

    17:50, 28/10/2021

  • Cơ chế, chính sách đặc thù (Bài 3): Thừa Thiên Huế hướng đến “đô thị di sản”

    Cơ chế, chính sách đặc thù (Bài 3): Thừa Thiên Huế hướng đến “đô thị di sản”

    12:45, 27/10/2021

LÊ NAM - NGUYỄN HÀ