Cơ chế, chính sách đặc thù (Bài 3): Thừa Thiên Huế hướng đến “đô thị di sản”

Diendandoanhnghiep.vn Huế như “giãn nở” ra sau nhiều năm thu mình trầm mặc, lãnh đạo tỉnh đặt kỳ vọng đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

LTS: Ngày 27/10/2021, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV tiếp tục thảo luận tại tổ để làm rõ tính chất và mục tiêu của cơ chế, chính sách đặc thù cho một số địa phương.

 Thừa Thiên Huế đang cần khoảng 80.000 tỷ đồng để trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực vào năm 2025, tầm nhìn 2030 (Ảnh: Khắc Trà)

Thừa Thiên Huế đang cần khoảng 80.000 tỷ đồng để trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực vào năm 2025, tầm nhìn 2030 (Ảnh: Khắc Trà)

Thừa Thiên Huế mong mỏi chính sách đặc thù tập trung vào 4 nhóm nội dung: (1) quỹ bảo tồn di sản Huế, (2) huy động nguồn lực thông qua thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế, (3) mức dư nợ mà tỉnh này được vay và sắp xếp, (4) xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý. Theo đó, Huế xin được giữ lại 100% nguồn thu từ phí tham quan, kết hợp với quỹ bảo tồn di sản huy động từ nhiều nguồn.

Để trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ khu vực vào năm 2025, tầm nhìn 2030 Thừa Thiên Huế đang cần khoảng 80.000 tỷ đồng, ¾ trong số đó là nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư các dự án đã được phê duyệt.

Bài toán hiện đại hóa cơ sở hạ tầng được đặt lên đầu tiên như nâng cấp cảng hàng không Phú Bài, hoàn thành cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Túy Loan, đường ven biển, xây dựng cảng Chân Mây thành trung tâm vận tải phức hợp lớn. Cùng với đề nghị được vay với tổng mức dư nợ không quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Những cơ chế đặc thù trên sẽ giúp địa phương mở rộng kênh huy động vốn, thực hiện các chương trình lớn.

Ông Phan Thiên Định, Bí Thư thành ủy Huế nói đến khái niệm “đô thị di sản” - hiện nay chưa có mô hình chuẩn, nhưng khác với đô thị thông thường, vì vậy phải có sự khác biệt mới bảo vệ, phát triển và khai thác được. Cố đô có thể đảm nhiệm “đầu kéo” cho Trung Trung Bộ thêm hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, các địa phương này từng là một, nhiều điểm chung nhau về tập tục, văn hóa, lối sống, đặc điểm kinh tế.

Vả lại, ở “khúc ruột” Trung Bộ, Thừa Thiên Huế là nơi có chiều sâu nhất để phát triển bùng nổ theo hướng đô thị “xanh”: trung tâm giáo dục, y tế hàng đầu, tài nguyên con người, tiềm năng khoa học, công nghệ và cơ sở vật chất văn hóa lịch sử phong phú.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ chế, chính sách đặc thù (Bài 3): Thừa Thiên Huế hướng đến “đô thị di sản” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722418 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722418 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10