Lập bản đồ biển, sông, hồ toàn cầu bằng vệ tinh
Một vệ tinh của Hoa Kỳ và Pháp phóng vào quỹ đạo sẽ lập bản đồ gần như tất cả các đại dương, hồ và sông trên thế giới.
>>“Một bước đi nhỏ” mới của NASA
Vệ tinh được phóng trên một tên lửa SpaceX từ Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Vandenberg ở California, đánh dấu một năm rất thành công của NASA.
Theo các nhà khoa học, vệ tinh với biệt danh SWOT - viết tắt của Surface Water and Ocean Topography - mang trong mình sứ mệnh quan trọng hơn bao giờ hết khi biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm hạn hán, lũ lụt và xói mòn bờ biển. Tiếng reo hò nổ ra tại các trung tâm điều khiển ở California và Pháp khi vệ tinh được phóng thành công.
Nadya Vinogradova-Shiffer, nhà khoa học của NASA, cho biết: “Đó là một thời khắc quan trọng và tôi rất vui mừng về điều đó. Chúng ta sẽ thấy nước trên Trái đất theo một cách chúng ta chưa từng thấy trước đây”.
Có kích thước bằng một chiếc SUV, vệ tinh này sẽ đo chiều cao của nước trên hơn 90% bề mặt Trái đất, cho phép các nhà khoa học theo dõi dòng chảy và xác định các khu vực có nguy cơ cao tiềm ẩn. Nó cũng sẽ khảo sát hàng triệu hồ cũng như 2,1 triệu km sông.
Vệ tinh sẽ bắn các xung radar về Trái đất, nhận các tín hiệu dội ngược trở lại bởi một cặp ăng-ten, mỗi chiếc nằm ở một đầu của cần trục dài 10m.
Nó có thể phân biệt được các dòng chảy và xoáy nước có chiều ngang dưới 21 km, cũng như các khu vực của đại dương nơi nước có nhiệt độ khác nhau hợp nhất.
>>Công ty khởi nghiệp tên lửa Astra phóng thành công vệ tinh lên quỹ đạo
Hạm đội hiện tại của NASA gồm gần 30 vệ tinh quan sát Trái đất không thể ghi nhận những đặc điểm nhỏ như vậy. Và mặc dù các vệ tinh này vẫn có thể lập bản đồ phạm vi của các hồ và sông, nhưng các phép đo của chúng không chi tiết bằng, theo Tamlin Pavelsky của Đại học Bắc Carolina, người tham gia chương trình cho biết.
Quan trọng hơn, vệ tinh sẽ tiết lộ vị trí và tốc độ của mực nước biển dâng cao và sự thay đổi của đường bờ biển, chìa khóa để cứu mạng sống và tài sản. Vệ tinh sẽ quét trên phạm vi toàn cầu giữa Bắc Cực và Nam Cực ít nhất ba tuần một lần, vì nó có quỹ đạo cao hơn 890km. Nhiệm vụ dự kiến sẽ kéo dài ba năm.
Laurie Leshin, giám đốc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena, California, lưu ý rằng mặc dù cơ quan này được biết đến với các sứ mệnh thăm dò sao Hỏa và kính viễn vọng không gian, nhưng “đây (Trái đất) là hành tinh mà chúng tôi quan tâm nhất”. Các nhiệm vụ khảo sát toàn cầu khác đã được lên kế hoạch trong vài năm tới.
NASA và Cơ quan Vũ trụ Pháp đã hợp tác trong dự án SWOT trị giá 1,2 USD trong 20 năm qua với sự tham gia của Anh và Canada.
Đây cũng là cột mốc mới nhất trong năm nay của cơ quan này, bên cạnh những tấm hình vũ trụ mới từ Kính viễn vọng Không gian Webb, phi thuyền lao thẳng vào một tiểu hành tinh trong cuộc thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên, và sự trở lại gần đây của tàu Orion từ mặt trăng sau chuyến bay thử nghiệm.
Có thể bạn quan tâm