Thái Bình: Nâng cao chuyển đổi số từng bước tạo nên cộng đồng số toàn dân

MINH HUỆ 20/03/2023 00:06

Với quan điểm “Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm”, tỉnh Thái Bình đã tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về lợi ích của việc chuyển đổi số tại một số địa phương trong tỉnh.

>>>Thái Bình: Tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ hạ tầng vào khu công nghiệp

Đưa chuyển đổi số vào cuộc sống...

Theo lãnh đạo Sở Thông tin & Truyền thông: Từ tháng 11/2022 Sở triển khai thí điểm chương trình “Ngày chủ nhật số” hàng tuần để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về lợi ích của việc chuyển đổi số (CĐS) tại một số địa phương trong tỉnh với mong muốn đưa CĐS vào cuộc sống, từng bước tạo nên cộng đồng số từ mỗi thôn, xã.

Truyền thông CĐS tại cộng đồng là cơ hội để chính quyền đến gần hơn với người dân, truyền thông về CĐS hướng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Nâng cao văn hóa khai thác và ý thức sử dụng công nghệ thông tin từ gia đình đến nhà trường, xã hội nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội số - được xác định là 1 trong 3 trụ cột của công cuộc CĐS (bên cạnh chính quyền số và kinh tế số).

Trong đó, người dân là trung tâm, là khách hàng của chính quyền và doanh nghiệp, là người quyết định cuối cùng thành công của sản phẩm công nghệ số nói riêng và việc triển khai CĐS nói chung.

Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor (cụm công nghiệp Đông Hải, Quỳnh Phụ) đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ để giảm bớt sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. (ảnh báo Thái Bình)

Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor (cụm công nghiệp Đông Hải, Quỳnh Phụ) đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ để giảm bớt sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. (ảnh báo Thái Bình)

Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương cần đưa các hoạt động của người dân lên môi trường mạng. Cùng với nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị để giúp người dân thực hiện CĐS thuận lợi nhất và đạt hiệu quả cao nhất, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch và phối hợp với phòng văn hóa thông tin các huyện, thành phố tổ chức “Ngày chủ nhật số” với mục đích lan tỏa những lợi ích thiết thực mà CĐS mang lại cho người dân.

Bà Phạm Thúy Hà - Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông (Sở Thông tin và Truyền thông) - Thái Bình cho biết: Từ tháng 11/2022, mỗi tuần Sở Thông tin và Truyền thông thành lập 2 tổ công tác, mỗi tổ gồm 5 cán bộ của Sở và 2 cán bộ đại diện cho 2 doanh nghiệp (đơn vị viễn thông và Bưu điện tỉnh) phối hợp với UBND 11 xã thực hiện thí điểm trên địa bàn các huyện triển khai giao lưu, tọa đàm với thời lượng 120 phút để trao đổi về CĐS và các lợi ích của CĐS đối với cộng đồng; hướng dẫn cài đặt các nền tảng số như ứng dụng công dân số, sàn postmart, quan tâm kênh zalo công dân số; hướng dẫn nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến... Mỗi tuần, vào ngày chủ nhật sẽ thực hiện chương trình đồng thời tại 2 xã trên địa bàn. Được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, kế hoạch tuyên truyền về CĐS tại cộng đồng của Sở đã mang tới những hiệu quả tích cực.

Từng bước tạo nên cộng đồng số

Ông Vũ Đức Nam - Chủ tịch UBND xã Quang Trung - Kiến Xương (Thái Bình) cho biết: Địa phương là một trong những xã được chọn làm điểm thực hiện chương trình “Ngày chủ nhật số”. Quá trình triển khai tại địa phương người dân tích cực tham gia.  

Từ tháng 11/2022 Sở triển khai thí điểm chương trình “Ngày chủ nhật số” hàng tuần để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về lợi ích của việc chuyển đổi số (CĐS) tại một số địa phương trong tỉnh (ảnh báo Thái Bình)

Từ tháng 11/2022 Sở triển khai thí điểm chương trình “Ngày chủ nhật số” hàng tuần để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về lợi ích của việc chuyển đổi số (CĐS) tại một số địa phương trong tỉnh (ảnh báo Thái Bình)

"Khi nhận được kế hoạch tuyên truyền về CĐS vào ngày chủ nhật, chúng tôi đã tích cực tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã để người dân hiểu về lợi ích của CĐS. Đã có khoảng 80 cán bộ, người dân tham gia tọa đàm, giao lưu, đưa ra những câu hỏi để được hướng dẫn, giải đáp. Người dân có cơ hội hỏi và trao đổi với các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến CĐS như dịch vụ công trực tuyến, sàn giao dịch điện tử...

Theo đánh giá chung, tôi thấy hình thức truyền thông vào chủ nhật rất phù hợp với cơ sở bởi rất nhiều người làm việc trong các công ty được nghỉ, người dân cũng có thời gian hơn. Sau buổi tuyên truyền, người dân trong xã cơ bản nắm được những tiện ích mà CĐS mang lại. Địa phương mong muốn thời gian tới tiếp tục được sở, ngành quan tâm nhằm nâng cao hiểu biết của người dân, từ đó đồng thuận tham gia các công việc của xã triển khai về CĐS", ông Nam chia sẻ.

Cũng theo ông Nam, kết quả sau hơn một tháng triển khai thí điểm, qua kết quả khảo sát trực tiếp người dân có khoảng 98,7% người dân thích sự kiện “Ngày chủ nhật số” để hiểu hơn về lợi ích của CĐS; trên 97% người dân đánh giá nội dung tuyên truyền về CĐS hiệu quả, dễ hiểu, gần gũi. Tuy nhiên, quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn như một số xã có nhiều người cao tuổi hoặc người dân đến dự nhưng không có điện thoại thông minh nên hiệu quả chưa cao; thao tác, cách sử dụng các ứng dụng, phần mềm còn hạn chế...

Người lao động làm việc tại Công ty Tân Đệ có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trên thiết bị thông minh (ảnh báo Thái Bình)

Người lao động làm việc tại Công ty Tân Đệ có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trên thiết bị thông minh (ảnh báo Thái Bình)

Thời gian tới, để CĐS mang lại hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp, theo bà Phạm Thúy Hà, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông, đơn vị sẽ tham mưu Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền về CĐS nói chung, truyền thông về CĐS trong cộng đồng nói riêng.

Trong đó nội dung phải đa dạng hơn, phát huy được vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng trong việc tập trung hướng dẫn các kỹ năng số cho người dân như cài đặt các nền tảng số (dịch vụ công trực tuyến, nền tảng công dân số..., vận động người dân sử dụng, cài đặt nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt. Áp dụng các hình thức thanh toán điện tử thuận tiện cho các dịch vụ công ích, an sinh xã hội, y tế, giáo dục, hộ tịch...Để tạo thói quen cho người dân, doanh nghiệp đồng thời các đơn vị cung cấp dịch vụ cần có các chính sách ưu đãi khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp CĐS, phát huy tốt vai trò của Sở Thông tin và Truyền thông - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo CĐS của tỉnh.

Theo ông Đỗ Như Lâm, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông: Chuyển đổi số là việc làm của tất cả mọi người chứ không phải của các chuyên gia công nghệ. Phải có công cụ tốt, tức là những ứng dụng phục vụ người dân. Doanh nghiệp, chính quyền phải chạy thường xuyên, linh hoạt trên hệ thống mạng, trên các thiết bị để mọi người có thể sử dụng được. Chúng ta phải có kỹ năng giỏi, tức là mọi người phải thường xuyên có các ứng dụng để triển khai tạo thành kỹ năng thì công cuộc chuyển đổi số sẽ thành công.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Cần cơ chế cho tích tụ ruộng đất

    Thái Bình: Cần cơ chế cho tích tụ ruộng đất

    01:13, 18/03/2023

  • Thái Bình: Tổ chức talkshow hỗ trợ doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công

    Thái Bình: Tổ chức talkshow hỗ trợ doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công

    01:23, 14/03/2023

  • Thái Bình: Phấn đấu xây dựng 5 thương hiệu lúa gạo Quốc gia

    Thái Bình: Phấn đấu xây dựng 5 thương hiệu lúa gạo Quốc gia

    03:45, 13/03/2023

MINH HUỆ