Làn sóng chuyển đổi số trong doanh nghiệp

VŨ PHƯỜNG 30/03/2023 11:00

Trước xu hướng toàn cầu hóa, lợi ích của cuộc cách mạng 4.0, doanh nghiệp đang tạo nên “làn sóng” chuyển đổi số mạnh mẽ, giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

>>> Hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp khởi nghiệp chuyển đổi số

Theo đó, quá trình chuyển đổi số ở nước ta đang là vấn đề cấp thiết đang được Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy còn nhiều khó khăn do hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, nhưng chuyển đổi số vẫn mang lại nhiều giá trị to lớn, giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, mở ra không gian phát triển mới, tạo ra giá trị mới, mô hình kinh doanh mới và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Các doanh nghiệp Việt đang tạo ra làn sóng chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh minh họa: Vũ Phường

Các doanh nghiệp Việt đang tạo ra làn sóng chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh minh họa: Vũ Phường

Thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, công tác chuyển đổi số đã có những bước tiến rõ ràng suốt thời gian qua, tạo ra làn sóng về chuyển đổi số trong các doanh nghiệp. Chỉ tính riêng trên cổng chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa SMEdx của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã có trên 600.000 doanh nghiệp tiếp cận, tham khảo thông tin về các nền tảng được đăng tải trên đó và khoảng 70.000 doanh nghiệp sử dụng một trong số các nền tảng của chương trình để chuyển đổi số, chiếm 1/10 số lượng doanh nghiệp.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hoàng, Tổng Giám đốc công ty CP EuroHa cho biết, nhờ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, cấp lãnh đạo có thể hoàn toàn chủ động trong việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên; tất cả thông tin, số liệu về công việc đều được thể hiện rõ ràng, minh bạch, chính xác và nhanh chóng. Đồng thời, chuyển đổi số giúp nâng cao năng suất làm việc, tối ưu năng suất lao động nhờ giảm thiểu được những công việc thủ công, tốn nhiều thời gian. Do đó, doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để cải tiến dịch vụ khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Vé xe buýt điện tử của doanh nghiệp vận tải Hà Lan (tỉnh Thái Nguyên) được áp dụng phần nào thay đổi nhận thức của người dân khi sử dụng dịch vụ về chuyển đổi số, là giải pháp đột phá trong ngành vận tải hướng tới việc thuận tiện, minh bạch, hiệu quả trong dịch vụ giao thông công cộng. Ảnh: Vũ Phường

Vé xe buýt điện tử của doanh nghiệp vận tải Hà Lan (tỉnh Thái Nguyên) được áp dụng phần nào thay đổi nhận thức của người dân khi sử dụng dịch vụ về chuyển đổi số, là giải pháp đột phá trong ngành vận tải hướng tới việc thuận tiện, minh bạch, hiệu quả trong dịch vụ giao thông công cộng. Ảnh: Vũ Phường

Đồng quan điểm, ông Phí Quang Đức, Tổng Giám đốc CTCP May và Dịch vụ Hưng Long (Hưng Yên) cho rằng, hiện nay, việc chuyển đổi số đối với doanh nghiệp dệt may là yêu cầu sống còn để thích ứng với những biến động về nguồn nhân lực của ngành này. Theo ông Đức, việc tuyển dụng lao động ngành may đang gặp rất nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn cung lao động, mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Do đó, chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp giảm lao động những vẫn tăng năng suất sản xuất.

“Tất cả các máy móc, thiết bị sản xuất từ khâu, cắt, may đến đóng gói… đều được doanh nghiệp nhập đồng bộ cả dây chuyền. Hầu hết các chuyền sản xuất đều tự động hóa và kết nối hệ thống máy chủ nên cán bộ quản lý có thể biết chi tiết từng khâu, từng chuyền, qua đó tối ưu thời gian làm việc và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh” – ông Đức cho hay.

Chuyển đổi số là yêu cầu bức thiết của doanh nghiệp ngành may trước những khó khăn về nguồn lao động. Ảnh: Vũ Phường

Chuyển đổi số là yêu cầu bức thiết của doanh nghiệp ngành may trước những khó khăn về nguồn lao động. Ảnh: Vũ Phường

Tính đến nay, chuyển đổi số đã trở thành khái niệm quen thuộc đối với nhiều doanh nghiệp, diễn ra hầu hết các loại hình và ở nhiều mức độ khác nhau, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch...

Đối với ngành ngân hàng, ngành này đã nghiên cứu và triển khai chiến lược chuyển đổi số bước đầu với ứng dụng IoT cho phép khách hàng truy cập, sử dụng dịch vụ ngân hàng, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng Internet (dịch vụ ngân hàng số Timo của VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV...), hoặc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile Banking...).

Ứng dụng VCB Digibank của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là dịch vụ mới, nổi bật với sự đồng nhất về trải nghiệm, dễ dàng trong thao tác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật ưu việt. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng tiên phong triển khai lắp đặt ATM đa chức năng (CDM) trên thị trường thẻ, các dịch vụ ngân hàng số hiện đại, như ngân hàng tự động Autobank, ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), giao dịch rút tiền không cần thẻ... thay thế dần các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả.

>>> Tăng tốc chuyển đổi số bằng 5G

>>> Chuyển đổi số: Động lực tăng trưởng mới nền kinh tế

Đối với lĩnh vực viễn thông, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) mang tới giải pháp Trung tâm điều hành thông minh IOC và nhận được sự quan tâm đặc biệt nhờ khả năng giám sát và điều hành thông minh của các tỉnh/thành phố. VNPT cho rằng, đây là yếu tố cơ bản để xây dựng thành công thành phố thông minh với hạ tầng nền tảng thông minh và thế hệ công dân số thông minh, là “bộ não số” không thể thiếu với bất kỳ chính quyền số nào.

Trung tâm điều hành thông minh IOC của thành phố Thái Nguyên được đưa vào vận hành, sử dụng do Viettel cung cấp. Ảnh: Vũ Phường

Trung tâm điều hành thông minh IOC của thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) được đưa vào vận hành, sử dụng do Viettel cung cấp. Ảnh: Vũ Phường

Không thể phủ nhận vai trò chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, tuy nhiên, thẳng thắn thừa nhận rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để chuyển đổi, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì khó khăn về vốn và nhân lực.

Theo một khảo sát mới đây của VCCI, có 23,8% doanh nghiệp biết về chuyển đổi số nhưng thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực để thực hiện; 90% số doanh nghiệp được khảo sát đang cho thấy việc chuyển đổi số chưa thành công. Theo Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần sự trợ lực từ Nhà nước, các cơ quan chức năng có liên quan hỗ trợ các giải pháp chuyển đổi số, đào tạo chuyên sâu theo các ngành, lĩnh vực, nghiệp vụ; tư vấn lộ trình và tư vấn triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Ý kiến khác cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nhà nước có chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị trước, sau đó giới thiệu công nghệ từng chuyên ngành và có hướng hỗ trợ tiếp cận vốn tốt hơn. Khi doanh nghiệp có 3 khả năng như: nâng cao năng lực quản trị, cải tiến hệ thống máy móc và vốn thì mới chuyển đổi số thành công.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số logisitics Hải Phòng

    Chuyển đổi số logisitics Hải Phòng

    11:06, 23/03/2023

  • MB tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

    MB tiên phong đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

    17:50, 21/03/2023

  • Ngày hội Nghề nghiệp, việc làm 2023 - hướng đi mới cho sinh viên trong thời đại chuyển đổi số

    Ngày hội Nghề nghiệp, việc làm 2023 - hướng đi mới cho sinh viên trong thời đại chuyển đổi số

    17:00, 21/03/2023

  • Doanh nghiệp chịu sức ép nào trong chuyển đổi số để chuyển đổi xanh?

    Doanh nghiệp chịu sức ép nào trong chuyển đổi số để chuyển đổi xanh?

    15:26, 21/03/2023

  • Ứng dụng chuyển đổi số góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư công

    Ứng dụng chuyển đổi số góp phần đẩy mạnh hoạt động đầu tư công

    05:30, 20/03/2023

  • Thái Bình: Nâng cao chuyển đổi số từng bước tạo nên cộng đồng số toàn dân

    Thái Bình: Nâng cao chuyển đổi số từng bước tạo nên cộng đồng số toàn dân

    00:06, 20/03/2023

VŨ PHƯỜNG