Thúc đẩy tương lai IoT tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
Ngày nay công nghệ số có sức mạnh đến kinh tế toàn cầu, IoT phát triển trên thị trường đang tạo ra nhiều cơ hội và cũng như thách thức cho các doanh nghiệp phát triển và ứng dụng tại Việt Nam.
>>>Công nghệ IoT cần cơ chế để phát triển
Theo số liệu của Viettel Telecom công bố tại hội thảo “Viettel M2M IoT”, trên thế giới hiện tại có gần 15 tỷ kết nối IoT, tức là mỗi người đang kết nối với gần 2 thiết bị thông minh qua internet. Nhưng tại Việt Nam, con số này còn đang rất thấp, chỉ khoảng 1/20 so với trung bình thế giới.
Tiềm năng IoT trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, đưa kỹ thuật số vào áp dụng ở tất cả các lĩnh vực. Để các doanh nghiệp công nghệ hoạt động hiệu quả, mang lại giá trị cho tổ chức và cộng đồng thì giải pháp quan trọng là tối đa hóa lợi ích của công nghệ, giảm thiểu những sự cố làm gián đoạn các hoạt động của khách hàng, đối tác.
Trong đó, có các ứng dụng Internet of Things trải dài trên nhiều lĩnh vực, viễn thông, năng lượng. Và rất nhiều ứng dụng trong thế giới thực của Internet vạn vật, từ IoT của người tiêu dùng và IoT của doanh nghiệp đến IoT của ngành sản xuất và công nghiệp. Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại. Theo nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ triển khai theo hướngchuyển đổi số một cách toàn diện với sự tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước.
>>>Điều hành xăng dầu “bỏ quên” công nghệ IoT
Đây là nội dung rất mới cần phải thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh; hạ giá thành sản phẩm; giảm thủ tục hành chính, phiền hà, thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp; giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều hành hiệu quả.
Các thách thức được chỉ ra đó là các vấn đề về công nghệ.
Cho nên, vào ngày 14/06/2023 tại Hà Nội, Tổng Công ty Viễn thông Viettel tổ chức hội thảo “Viettel M2M IoT”. Đây là sự kiện cần nhiều thông tin chia sẻ có sự tham gia của các diễn giả kĩ thuật và kinh doanh IoT đến từ Deloitte, GSMA, ĐH Bách Khoa, Rạng Đông, China Mobile và hơn 200 doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (Mỹ, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, UEA, Trung Quốc, Đài Loan...).
Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày về tổng quan thị trường IoT Việt Nam, các chuẩn IoT trên thế giới và xu hướng; Lựa chọn công nghệ kết nối IoT; Nền tảng bảo mật và hoàn chỉnh. Nhiều vấn đề nóng hổi được đưa ra thảo luận: Đào tạo và nhân sự IoT ở đâu và Hạ tầng kĩ thuật thế nào để tối ưu, đạt chất lượng cao nhất? Giải quyết bài toán kinh doanh IoT; SmartHome từ doanh nghiệp định hướng Made in Vietnam, bí quyết kinh doanh IoT từ kinh nghiệm phát triển 1 tỷ kết nối...
Về mặt thực chất, IoT vẫn còn đang ở giai đoạn tiếp tục phát triển hoàn thiện, và còn nhiều vấn đề, thách thức cần phải được nghiên cứu giải quyết để tham gia ứng dụng sâu rộng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các thách thức được chỉ ra đó là các vấn đề kỹ thuật, bao gồm khả năng tương tác và khả năng mở rộng vì hàng tỷ thiết bị không đồng nhất sẽ được kết nối; các vấn đề về hiệu quả tiêu hao năng lượng; quản lý, xử lý, phân tích dữ liệu lớn; đảm bảo an ninh thông tin; tích hợp các kiến thức nghiên cứu chuyên sâu của các ngành, lĩnh vực khác nhau như tài nguyên môi trường, nông nghiệp, xây dựng, giao thông…
Tham dự Hội thảo, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Viettel Telecom phát biểu: Lấy liên hệ với câu chuyện phổ cập viễn thông ở Việt Nam, thị trường IoT cũng có điểm tương đồng. Cách đây 20 năm khi Viettel bắt đầu bước chân vào thị trường viễn thông, mật độ kết nối di động mới chỉ 5% dân số, sau 8 năm mật độ đạt 100%. Trong lĩnh vực internet vạn vật IoT Việt Nam cũng đi sau thế giới 20 bậc, để đạt được mật độ kết nối trên dân số tương đương thế giới, Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo Viettel Telecom vẫn tin tưởng, lĩnh vực internet vạn vật IoT cũng sẽ có thể phát triển mạnh mẽ như vậy trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp, các đơn vị viễn thông - công nghệ thông tin cùng nhau giải quyết các bài toán kĩ thuật hạ tầng, cùng nhau hợp tác phát triển thị trường này.
Lĩnh vực này sẽ là nguồn cảm hứng cho những ý tưởng kinh doanh cho các start-up, cũng như là cơ hội để tăng trưởng, mở ra nguồn doanh thu mới trong tương lai cho mọi doanh nghiệp. Viettel cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc triển khai và vận hành các dự án IoT, từ việc thiết kế giải pháp đến hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng. Viettel hiểu rằng sự thành công của các doanh nghiệp là sự thành công chung của cả cộng đồng.
Với sự hiểu biết sâu sắc về ngành công nghiệp IoT và sự hỗ trợ của một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Viettel có thể cung cấp những giải pháp IoT toàn diện và tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp.
Lý do tại sao IoT chưa phát triển tại Việt Nam.
Đây là chia sẻ của ông Lê Ngọc Quý, Giám đốc Trung tâm IoT - Viettel High Tech cho rằng: Theo kinh nghiệm tôi đã đi triển khai thứ nhất là: Động lực vì nhân công của Việt Nam giá quá rẻ. Cho nên các doanh nghiệp sản xuất chưa có động lực để thay đổi sản xuất từ nhân công sang tự động.
Thứ 2 là: mMnh thường đi triển khai thực tế thì doanh nghiệp đặt vấn để: giải pháp này đem lại lợi nhuận tăng bao nhiêu so với trước khi chuyển đổi?, giảm nhân lực trong chi phí sản xuất?, tăng lợi nhuận lên bao nhiêu? Đều cần phải có con số cụ thể. Hiện nay IoT quá mới tại Việt Nam nên chưa có định lượng đem lai giá trị, và minh chứng hiệu quả kinh tế đem lại là chưa có, cho nên IoT chưa hấy dẫn.
Thứ 3 là nguồn lực: Để vận hành IoT không hề rẻ vì phải chi phí cao cho đội làm hạ tầng; thiết bị; Aap; Web … Về nhân lực vận hành chúng ta có thể kiếm được nhưng chi phí đắt quá với 3 rào cản về động lực; cụ thể, hiện hữu; nguồn nhân lực…đó là 3 cái chưa được phát triển tại Việt Nam
Về phía ông Nguyễn Minh Thi, kiến trúc sư IoT- Viette NetWork cho rằng: Theo như anh Quý trao đổi ở trên về cốt lõi đó là rào cản về công nghệ. Tôi khẳng định tại hội trường này rất nhiều doanh nghiệp và đơn vị có ý thức được rằng IoT đem lại lợi ích ứng dụng hiệu quả và quản lý rất tốt cho doanh nghiệp của mình…Nhưng đó là thiết bị đầu vào gặp rất nhiều khó khăn là lựa chọn công nghệ, lựa chọn kết nối, thiết kế phần cứng, thiết kế phần mềm, mạng lưới hỗ trợ…tích hợp lên phần mềm quản lý .. từng doanh nghiệp phải sử lý. Chúng ta có thể chia sẻ những tri thức này vào cộng đồng làm IT hiện nay thì chúng ta rút ngắn rất nhiều nhân lực, thời lượng… đó là chúng ta phải đi cùng nhau mới nhanh đươc.
Thực tế, để giải quyết biết cách khắc phục, có những giải pháp xử lý yêu cầu đó. Chúng ta cần góc nhìn 4 trụ cột: IT, AI, IoT, Big Data cho vấn đề chuyển đổi số, IT đóng vai trò cầu nối kết nối vạn vật, truyền nối con người với thế giới ảo, nhiệm vụ IT là cung cấp giữ liệu Bigdata quản lý để tạo cho các giá trị cho khách hàng...
Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Minh, Phó VT phụ trách KHCN, Đại học Bách khoa: Từ góc nhìn vừa là người đi triển khai thực tế, vừa làm đào tạo, thì chúng ta đang thiếu ứng dụng cụ thể và bài học thành công cho các doanh nghiệp. Nếu như ông chủ biết về công nghệ còn dễ, nhưng đa phần các ông chủ không biết về công nghệ, không biết bài toán của mình có giải quyết bằng IT hay không. Hiện nay về mảng nhân lực chúng ta đang thiếu kiến trúc sư trưởng để phân tích chia sẻ về từng ngành nghề cho chủ doanh nghiệp.
Đồng thời, nguồn nhân lực các kỹ sư nhân công trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật IT hiện nay, chúng ta vừa thừa vừa thiếu. Thực ra là không quá thiếu đâu số lượng đào tao cácsinh viên về điện tử hoặc IoT có thể vài trăm, đa phần các bạn lựa chọn cái dễ như làm Web, làm App. Còn làm về hệ thống đòi hỏi nguồn nhân lực phải cao hơn, để phát triển sản phẩm từ đầu đến cuối kiểm duyệt và đưa ra thị trường vận hành, đó là chúng ta là thiếu nhân lực cấp cao.
Trong xu thế phát triển của thị trường IoT trong nước và trên thế giới, Hội thảo cũng đưa ra sáng kiến thành lập Hiệp hội IoT Việt Nam để tập hợp những doanh nghiệp, tổ chức có chung ngành nghề, mục đích phát triển. Hiệp hội sẽ hoạt động thường xuyên tạo môi trường học hỏi, cùng nhau phát triển của các doanh nghiệp IoT. Để có thể tận dụng được cơ hội từ IoT cần kết hợp nghiên cứu, phát triển với điều kiện thị trường và phản hồi của người tiêu dùng. Làm được điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm IoT có giá trị cao nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Trong khuôn khổ hội thảo, Viettel và các đối tác cũng tổ chức trưng bày nhiều sản phẩm, công nghệ ứng dụng IoT mới như thiết bị theo dõi sức khoẻ VHealth, giải pháp nhà thông minh với HomeCamera AI – kết nối với ứng dụng Viettel Home, các thiết bị IoT cảm biến không dây, hệ thống đo điện nước thông minh, nền tảng quản lý kết nối CMP…
Có thể bạn quan tâm