Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - tạo tác động xã hội
Nối tiếp thành công của khóa tập huấn trước, hôm nay Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức khóa tập huấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội thứ 2 tại Hà Nội.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2021 và Chương trình Youth Co:Lab của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam, với sự tài trợ của City Foundation. Khóa học kéo dài 03 buổi bằng hình thức online. Đặc biệt, khóa học đã thu hút được sự tham dự của gần 55 học viên đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước với đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực.
Ý tưởng kinh doanh của các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội là xu thế tất yếu, mang tính bền vững. Tuy nhiên, không có nhiều doanh nghiệp thành công, bởi họ trong quá trình hiện thực hóa họ đã gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, thiếu về năng lực quản lý điều hành và sự thiếu hụt những dịch vụ hỗ trợ. Đó là lý do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức khóa tập huấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội với mong muốn sẽ giúp các học viên tìm lời giải cho doanh nghiệp của mình.
Khóa tập huấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội dành cho đối tượng là thanh niên có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các dự án khởi nghiệp/doanh nghiệp với mục tiêu/định hướng tạo ra tác động đến cho xã hội, kể cả dự án đang ở mức ý tưởng hoặc đã ở các giai đoạn cao hơn đều được khuyến khích đăng ký tham gia, miễn là các giải pháp giúp hoặc có định hướng giúp giải quyết một hay nhiều mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đang triển khai tại Việt Nam.
Ngoài ra, khóa tập huấn được tổ chức với mục đích dành cho các dự án hướng đến, xây dựng và hoàn thiện mô hình kinh doanh về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động xã hội, từ đó tạo ra nhiều tác động tích cực tới môi trường, địa phương, tạo sinh kế cho các thành phần thuộc nhóm yếu thế như phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người cao tuổi, người lao động chưa có việc làm hoặc thu nhập thấp trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2021 và Chương trình Youth Co:Lab của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam, với sự tài trợ của City Foundation, tổ chức lớp tập huấn lớp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tác động xã hội.
Năm 2020 Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Hội đồng Cố Vấn Khởi Nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP tổ chức Khởi nghiệp kinh doanh liêm chính đã rất thành công. Để tiếp nối những thành công đó, hôm nay, Diễn đàn doanh nghiệp và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam tổ chức lớp tập huấn thứ 2 nhằm hướng tới các đối tượng là thanh niên có dự án khởi nghiệp, các bạn vùng sâu vùng xa, biển đảo, phụ nữ yếu thế và các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các dự án khởi nghiệp/doanh nghiệp với mục tiêu/định hướng tạo ra tác động đến cho xã hội, kể cả dự án đang ở mức ý tưởng hoặc đã ở các giai đoạn cao hơn đều được khuyến khích đăng ký tham gia, miễn là các giải pháp giúp hoặc có định hướng giúp giải quyết một hay nhiều mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đang triển khai tại Việt Nam
Với những nội dung này, tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ hợp tác của Chương trình Youth Co:Lab của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP Việt Nam đối với khởi nghiệp quốc gia thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Chúng tôi sẽ cố gắng cùng các chuyên gia, cố vấn để các bạn học viên cùng nhau thực hiện tốt kết quả làm việc. Đồng thời hy vọng những chương trình này sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác của UNDP hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Bà Nguyễn Như Quỳnh - Chuyên gia Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNDP chia sẻ, chương trình được tạo ra từ năm 2017 và mong muốn tạo ra chương trình chung cho tất cả các quốc gia tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm đầu tư và tạo điều kiện cho thanh niên tham gia vào phát triển bền vững, tăng kỹ năng khởi nghiệp, hỗ trợ các thanh niên trong khu vực và mong muốn đặt người trẻ vào vị trí trung tâm, giúp giải quyết tất cả những vấn đề khó khăn của quốc gia.
Chương trình được triển khai tại 28 quốc gia và khu vực châu Á Thái Bình Dương và tại Việt Nam, chúng tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những đối tác thân thiết của chúng tôi như Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, VCCI và Bộ Khoa học Công nghệ cùng với rất nhiều đối tác khác.
Bắt đầu tại Việt Nam từ 2018 cho tới nay, chương trình đã hỗ trợ tập huấn cho hơn 200 doanh nhân trẻ khởi nghiệp, trong đó chúng tôi cũng hỗ trợ 29 doanh nghiệp khởi nghiệp bằng cách hỗ trợ tiền mặt, cũng như kĩ thuật thông qua chương trình ươm tạo khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, cũng có hơn 420 thanh niên tham gia vào các diễn đàn ở cấp tỉnh và cấp quốc gia, để chia sẻ những hỗ trợ từ phía chính sách dành cho các doanh nghiệp tạo tác động xã hội, cũng như các bạn thanh niên khởi nghiệp năm 2020.
Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu để xem về khả năng bền vững cũng như khả năng đối phó với COVID-19 của các lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời trong năm 2020, chúng tôi cũng xây dựng bộ tài liệu giảng dạy khởi nghiệp tạo tác động xã hội dành cho thanh niên và bộ tài liệu này cũng được sử dụng trong chương trình giảng dạy của chúng ta vào năm nay.
Trong năm 2021, chương trình sẽ được triển khai trong ba phần chính, phần đầu tiên là sự kiện chúng ta tham dự ngày hôm nay, tập huấn dành cho các thanh niên khởi nghiệp, cũng như phần đào tạo của các cố vấn, các anh chị sẽ giảng dạy về nội dung khởi nghiệp tạo tác động xã hội. Phần thứ hai là một chương trình ươm tạo sẽ dành cho hai nhóm đối tượng: thứ nhất là nhóm từ những năm trước để giúp họ ứng phó, vượt qua khó khăn bởi COVID-19. Nhóm thứ hai sẽ tiếp tục tổ chức cuộc thi với chương trình ươm tạo mới, để hướng đến những giải pháp kinh doanh mới, có tạo tác động hỗ trợ. Cuối cùng, chúng tôi sẽ tổ chức một loạt các đối thoại để kết nối các bạn trẻ, doanh nhân trẻ với nhà đầu tư, những mentor, đại diện Chính phủ và kết thúc chương trình năm 2021 bằng một Hội thảo cấp cao, nơi tạo ra diễn đàn, cũng như cơ hội cho các thanh niên khởi nghiệp có thể chia sẻ và sẽ tìm kiếm các hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như các đối tác liên quan.
Trong những năm qua chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam đã làm việc để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động xã hội, cũng như truyền cảm hứng cho các doanh nhân trẻ với mục tiêu rất đơn giản, chúng tôi mong muốn có thể tối ưu hóa những tiềm năng, tiềm lực của các thanh niên, đặc biệt là các doanh nhân trẻ để giúp chúng ta có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Chúng tôi biết rằng, sẽ còn khá nhiều thứ phải làm, đường dài phải đi nhưng chúng tôi tin tưởng rằng sự kiện hôm nay sẽ là một bước quan trọng trong một loạt các hoạt động, để giúp chia sẻ và nâng cao hiểu biết về khởi nghiệp tạo tác động xã hội trong số các doanh nhân trẻ tại Việt Nam.
TS Đàm Quang Thắng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp Quốc gia - VSMA chia sẻ với các học viên Thay mặt cho hội đồng cố vấn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, tôi xin cảm ơn Diễn đàn Doanh nghiệp và UNDP đã chọn chúng tôi là một trong những đối tác chuyên môn triển khai các chương trình tại Việt Nam. Với vai trò là Ban tổ chức, một trong những đơn vị thực hiện chương trình, chúng tôi rất ngạc nhiên vì số lượng các Founder, nhà sáng lập, các bạn trẻ đã tham gia đăng ký khóa học rất nhiều. Về phía ban tổ chức đã rất khó khăn khi lựa chọn đủ số lượng đầu vào, đủ chất lượng cho khóa đào tạo, khi ngay thời điểm khó khăn như hiện tại, các bạn trẻ đã gắn vấn đề xã hội môi trường và toàn bộ hoạt động của các bạn đó là một tín hiệu rất đáng mừng.
Đây cũng là xu hướng tất yếu trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, nhưng vấn đề về xã hội, môi trường, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang diễn ra và để có sự phát triển bền vững thì các bạn trẻ với tinh thần rất năng động, gắn trách nhiệm vào với các hoạt động xã hội, chúng ta sẽ thực hiện được tất cả những việc liên quan đến phát triển bền vững. Hy vọng sau khóa học này, cùng với tất cả các chuỗi hoạt động của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, UNDP và chúng tôi thì các học viên sẽ có thêm nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia giảng viên và các bạn có sự chia sẻ để sau khóa học sẽ có được hành động ngay được.
Chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành cùng với các bạn trong suốt quá trình khởi nghiệp. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe để vượt qua đại dịch COVID-19.
Bà Nguyễn Đặng Tuấn Minh - Chuyên gia về quản trị doanh nghiệp số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, huấn luyện viên IPP cho rằng, khởi nghiệp tạo tác động là những nhóm khởi nghiệp sử dụng công nghệ trong sáng tạo các giá trị mới, tạo các tác động tích cực và bền vững, đo lường được, với môi trường và xã hội song song với các giá trị về tài chính. Đây là những nhóm nhận vốn đầu tư tác động nên thay vì được gọi là impact enterprises, họ thường được gọi là impact startup (để nhấn mạnh vào khả năng nhân rộng mô hình và tiếp nhận vốn đầu tư để nhân rộng và có yếu tố đổi mới sáng tạo trong công nghệ).
Tại sao lại khởi nghiệp thời điểm này là bởi chúng ta đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề về môi trường và xã hội cần phải giải quyết, đặc biệt trong giai đoạn COVID -19. Khi nền kinh tế suy thoái, các quỹ đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, và muốn đầu tư vào những công ty có năng lực phục hồi bền vững hơn (đó chính là những công ty có khả năng mở rộng quy mô phản ứng của họ với COVID-19 và hướng tới việc định hình một nền tảng xanh hơn, linh hoạt hơn và mang tính bao hàm rộng hơn). Đầu tư tác động mang lại kết quả thậm chí cao hơn các loại hình đầu tư mạo hiểm truyền thống.
Ông Phan Đình Tuấn Anh - Founder của Angels 4 Us, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia - VSMA cho rằng, ở các doanh nghiệp muốn tạo tác động phải hiểu được thế nào là khởi nghiệp tạo tác động và bao hàm những gì môi trường ở Việt Nam. Đã có những trường hợp cụ thể nào để có thể tham chiếu học hỏi kinh nghiệm và trên thế giới đang diễn ra như thế nào, xu hướng ra sao, nguồn lực hỗ trợ đến đâu. Chúng ta sẽ bước vào nội dung làm thế nào để thiết kế được chân dung đối tượng khách hàng mà các anh chị muốn hướng đến, đây gần như là công cụ rất cơ bản và quan trọng trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Vì nếu chúng ta không xác định được đối tượng mình hướng đến, được vấn đề muốn giải quyết thì tất cả những thứ còn lại sẽ vô nghĩa và lãng phí nguồn lực.
Sáng ngày mai sẽ tập trung hỗ trợ các anh chị thiết kế mô hình kinh doanh dự án của mình, bất luận các anh chị đang có ý tưởng hay sản phẩm dịch vụ kinh doanh rồi, thì lên được mô hình dịch vụ kinh doanh đó sẽ coi như là một tài sản mang về sau ba buổi để có cơ sở, kế hoạch hành động trong tương lai.
Cách thức tạo tác động đối với doanh nghiệp khởi nghiệp là chọn lĩnh vực tạo tác động nhằm giải quyết các mục tiêu SDGs toàn cầu để khởi nghiệp, lựa chọn các mục tiêu SDGs để theo đuổi, lồng ghép vào các hoạt động và cấu phần của mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, đo lường các tác động ngay từ ban đầu để điều chỉnh chiến lược có sự phù hợp giữa mô hình kinh doanh và những thay đổi tác động tạo ra.
Cách thức tạo tác động đối với doanh nghiệp đang vận hành là lựa chọn một số mục tiêu SDGs để theo đuổi, lồng ghép vào các hoạt động và cấu phần của mô hình kinh doanh, truyền thông các mục tiêu và kế hoạch hành động. Bên cạnh đó, đo lường các tác động tạo ra càng sớm càng tốt để điều chỉnh chiến lược để có sự phù hợp giữa mô hình kinh doanh và những thay đổi tác động tạo ra theo thời gian.
Với xu thế khởi nghiệp hiện nay, các startup trẻ ngày càng ưu tiên lựa chọn hướng khởi nghiệp đổi mới sang tạo, tạo tác động xã hội, đi vào giải quyết những tồn tại của xã hội như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, công ăn việc làm cho người yếu thế… Thực tế, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp này đã khẳng định khả năng thích ứng và đột phá, cũng như vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề của xã hội bằng những giải pháp tiên tiến để đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh của mình.
Hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo tác động tại Việt Nam thường gặp nhiều khó khăn trong việc đo lường xã hội, làm thương hiệu, thiếu nguồn nhân lực và năng lực quản trị; cùng với đó là thiếu khả năng nhân rộng. Trong khi các quỹ đầu tư vào lĩnh vực này thường yêu cầu khoản đầu tư của họ vừa tạo được tác động xã hội vừa mang lại lợi nhuận. Song song với những khó khăn ấy, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn phải đối mặt với các yếu tố thị trường đang biến động khó lường trước đại dịch COVID-19. Trước thị trường mới, khách hàng mới, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tạo tác động cần cân bằng chiến lược tài chính không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.
Việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam không còn mới nhưng những xu hướng khởi nghiệp xã hội trong nước lại đang có nhiều thay đổi theo sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ... Các doanh nhân, nhà khởi nghiệp trẻ và nhà sáng lập startup ngày càng lựa chọn các hướng khởi nghiệp sáng tạo - tạo tác xã hội đi vào giải quyết những vấn đề phát triển bền vững như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, công ăn việc làm cho những người yếu thế,... Trong bối cảnh khó khăn chung của dịch bệnh COVID-19, Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo - tạo động xã hội đã và đang khẳng định khả năng thích ứng và đột phá cũng như vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề về môi trường và xã hội bằng các giải pháp tiên tiến và mô hình kinh doanh đổi mới của mình.
Có thể bạn quan tâm