Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ ngành công nghiệp thẩm mỹ

ĐÀO VŨ 18/03/2023 16:52

Ngành công nghiệp thẩm mĩ hiện nay tại Việt nam còn mới, cần thiết tạo điều kiện mạnh mẽ, để xây dựng được một cái hệ sinh thái cho khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

 >>Xây dựng các trường đại học khởi nghiệp

Cần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp làm đẹp đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Nhiều quốc gia đã thúc đẩy ngành công nghiệp làm đẹp như một ngành mang tính chiến lược bởi nó, đã và đang góp phần tạo ra hàng nghìn công ty mới với hàng triệu việc làm và mang về hàng chục tỷ USD cho quốc gia.

Diễn đàn

Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia lần thứ nhất được tổ chức hướng đến xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp

Bức tranh khởi nghiệp với ngành làm đẹp tại Việt Nam đang có rất nhiều biến chuyển. Hàng nghìn doanh nghiệp, trung tâm đào tạo và các Spa, phòng khám, bệnh viện… hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ đã mở ra và phát triển nhanh chóng. Nhiều chuyên gia ngành làm đẹp cho rằng, thập kỷ tới sẽ là “thập kỷ vàng” của ngành spa cũng như ngành thẩm mỹ và đó cũng chính là cơ hội cho khởi nghiệp ngành làm đẹp phát triển.

Tuy nhiên, song song với những cơ hội là những thách thức khi các cơ sở thẩm mỹ chưa có đủ hệ thống trang thiết bị, công nghệ chưa hiện đại và đặc biệt chưa có đủ đội ngũ nhân lực về lĩnh vực làm đẹp có chuyên môn, được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp dẫn đến những hậu quả không đáng có.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tại Quốc tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia chia sẻ: “Ở Việt Nam thì ngành công nghiệp này còn mới, đang trong quá trình hình thành, nhưng có thể nói là về mặt khoảng cách, về công nghệ, về chất lượng… thì còn có một khoảng cách khá xa so với các nước phát triển. Cho nên trong thời gian tới cần phải tạo điều kiện mạnh mẽ, để xây dựng được một cái hệ sinh thái cho khởi nghiệp trong lĩnh vực này cũng như là tạo ra những chính sách để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam. Để tạo động lực cho sự phát triển ngành công nghiệp thẩm mĩ, cần có một kế hoạch, một chương trình tổng thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp thẩm mỹ trong nền kinh tế Việt Nam".

TS. Đinh Việt Hòa -

TS. Đinh Việt Hòa phát biểu tại Diễn đàn khởi nghiệp Quốc gia: Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia lần thứ nhất sáng ngày 18/03

Đồng quan điểm, TS. Đinh Việt Hoà, Chủ tịch sáng lập Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, PGS Đại học Capitol cho biết cho biết: “Kinh doanh về ngành làm đẹp và sức khỏe đã có rất lâu đời và có những đóng góp rất lớn cho đời sống của mọi người và sự thịnh vượng của nhiều quốc gia. Và đó chính là cơ hội rất lớn cho những người có tinh thần khởi nghiệp lựa chọn để phát triển sự nghiệp. Chính vì thế, chúng ta cần có những chương trình để chúng ta luận bàn về các định hướng chiến lược phát triển các thế mạnh ngành làm đẹp của Việt Nam, từ đó sẽ phát triển tinh thần khởi nghiệp, tạo nên nhiều doanh chủ, những người làm chủ trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp để rồi tạo ra được nhiều việc làm, chia sẻ được nhiều kết quả kinh doanh cũng như tạo ra nhiều những giá trị đóng góp cho ước mơ, khát vọng Việt Nam.”

>>80 dự án xuất sắc lọt vào chung kết cuộc thi Startup Kite 2022

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch sáng lập mạng lưới doanh nhân nữ ASEAN cũng nhận định, đây là cơ hội tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động với thu nhập với thu nhập hấp dẫn. Do đó, cần truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, cho người khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thẩm mĩ. Đồng thời, cần xây dựng khuyến nghị với Chính phủ để Việt Nam để sớm thúc đẩy, hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp cho ngành công nghệ thẩm mĩ xứng tầm với tiềm năng.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch sáng lập mạng lưới doanh nhân nữ ASEAN

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch sáng lập mạng lưới doanh nhân nữ ASEAN

“Chúng ta có quyên tự hào về công nghệ ngành làm đẹp sáng tạo, chuyên nghiệp tuân thủ pháp luật và là điểm đến tin cậy của khách hàng trong khu vực và thế giới. Ngành công nghiệp góp phần cùng các ngành khác thực hiện khát vọng quốc gia hùng cường của Việt Nam” – Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh nhấn mạnh.

Liên kết để phát triển thị trường tiềm năng

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh: “Những năm gần đây, Việt Nam có rất nhiều cơ sở làm đẹp, viện thẩm mĩ, bệnh viên đa khoa kiêm thẩm mĩ đã ra đời. Người Việt Nam là những người sẵn sàng thử nghiệm dịch vụ mới cao hơn một số nước như Indonesia, Philiplines, Thái Lan và các nước Đông Nam Á. Khi thu nhập trung bình ngày càng cao, dân số trung lưu chiếm hơn 30% dân số tại Việt Nam, tương đương khoảng 33 triệu người dân. Đây được xem là nhóm khách hàng mục tiêu của công nghiệp thẩm mĩ Việt Nam, họ ưa chọn những sản phẩm organic công nghệ cao, thân thiện môi trường và các sản phẩm lành mạnh.

Ngày càng có nhiều người nước ngoài, Việt kiều đến Việt Nam để làm đẹp nhiều hơn. TS. Bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc Bệnh viện Thẩm mĩ JW Hàn Quốc TP. HCM cho biết, năm 2018 bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 500 Việt Kiều về làm thẩm mĩ. Con số này tăng 20% mỗi năm, tập trung vào ngành làm răng sứ, mũi, mặt, hút mỡ bụng, nâng ngực và hàm. Theo đó, giá dịch vụ làm đẹp của Việt Nam rẻ hơn 50% so với dịch vụ tương tự của các nước lân cận.

ông

Ông Jang Hyo Kwan, Chủ tịch Hiệp hội Thẩm mỹ Y tế Hàn Quốc

Đánh giá về tiềm năng để kết nối và phát triển thị trường giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong công nghệ thẩm mĩ, ông Jang Hyo Kwan, Chủ tịch Hiệp hội Thẩm mỹ Y tế Hàn Quốc chia sẻ: “Quan hệ Việt Nam và Hàn quốc từ lâu đã trở nên gắn bó và kết nối. Theo nhận định của tôi tại Việt Nam cơ sở hạ tầng kinh doanh làm đẹp thuận tiện và thông qua những cơ sở hạ tầng đó, tôi thấy ở Hàn quốc có những công nghệ tân tiến và nếu kết hợp công nghệ đó với cơ sở hạ tầng ở Việt Nam thì sẽ phát triển. Việt Nam và Hàn quốc có nhiều điểm tương đồng, Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là quốc gia bạn bè gần gũi nhất. Hi vọng sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn quốc mở ra nhiều cơ hội kinh doanh thành công và cùng mở rộng thị trường trên thế giới. Tôi chắc chắn rằng Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có môi trường kinh doanh tiềm năng nhất tại thị trường Đông Nam Á”.

Để liên kết phát triển các thị trường tiềm năng của ngành công nghệ làm đẹp, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân đều kiến nghị đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bàn tròn đầu tư trong nước và quốc tế. Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ trong ngành làm đẹp giúp phát triển doanh nghiệp trong ngành thẩm mỹ, đồng thời kết nối thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thẩm mỹ của Việt Nam. Thúc đẩy sáng tạo, khởi nghiệp ngành làm đẹp phát triển trong tương lai.

Ngày 18/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia: "Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia lần thứ nhất". Chương trình là buổi gặp gỡ những nhà hoạch định chính sách, những nhà đầu tư, các doanh chủ và trong đó có những tổ chức quốc tế đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... Chia sẻ những kinh nghiệm và kinh doanh về thị trường trên toàn thế giới. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng tới xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở quốc gia tỉnh Quảng Nam

    Hướng tới xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở quốc gia tỉnh Quảng Nam

    13:01, 18/03/2023

  • Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cùng tỉnh Quảng Nam ươm mầm doanh nhân Việt

    Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia cùng tỉnh Quảng Nam ươm mầm doanh nhân Việt

    10:23, 18/03/2023

  • Mở đơn đăng kí Cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai năm 2023

    Mở đơn đăng kí Cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai năm 2023

    08:04, 18/03/2023

  • Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp

    Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp "điêu đứng" vì SVB

    03:30, 18/03/2023

ĐÀO VŨ