Gia Lai: Doanh nghiệp đứng ngồi không yên vì đất bị chiếm dụng

MAI CHIẾN 25/01/2022 04:00

Một công ty cà phê đã phải gửi đơn cầu cứu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam vì đất bị chiếm dụng.

>>Yêu cầu điều tra sai phạm tại Công ty Cà phê Gia Lai

Bị người dân và chính công nhân của mình chiếm đất trong diện tích được UBND tỉnh Gia Lai giao cho thuê, Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm đã phải gửi đơn cầu cứu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Đơn cầu cứu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam của Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm

Đơn cầu cứu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm

Sau khi nhận được đơn phản ánh của Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm, phóng viên Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp đã đi thực tế tại đơn vị. Những người dẫn chúng tôi đi là hai đội trưởng đội sản xuất, đã có thâm niên công tác gần 20 năm. Trong một buổi sáng chúng tôi đã đến hơn 10 điểm bị người dân và công nhân lấn chiếm với diện tích khác nhau. Những địa điểm người dân thường lấn chiếm là hồ thuỷ lợi, kênh mương dẫn nước, đất sản xuất. Điều trớ trêu nhất, tất cả diện tích bị lấn chiếm đều nằm trong diện tích đất tổng thể mà UBND tỉnh Gia Lai giao cho công ty từ năm 1993. Thậm chí một số diện tích đất lấn chiếm đã được chính quyền địa phương là huyện Ia Grai cấp quyền sử dụng đất riêng cho người dân.

Hồ thuỷ lợi, kênh mương đều bị người dân lấn chiếm sử dụng làm của riêng

Cán bộ của Công ty cà phê Ia Châm đi kiểm kê diện tích bị lấn chiếm

Khi thực hiện kế hoạch cải tạo vườn cây già cỗi theo chủ trương của Tổng Công ty cà phê Việt Nam, thì Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm đã phát hiện nhiều diện tích bờ lô, thửa đất bị chính công nhân lấm chiếm làm đất canh tác riêng.

Trường hợp điển hình là ông Bùi Việt Phong sinh năm 1966 ở thôn 1 xã Ia Tôr làm công nhân Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm. Bây giờ ông trả lại phần giao khoán của công ty đối với công nhân. Tuy nhiên phần ông Phong trồng thêm 270 cây cà và 45 cây điều trên bờ kênh tưới tiêu không được ông tự nguyện trả lại. Ông Phong lý giải với công ty rằng đây là phần đất mình khai hoang. Khi đối chiếu các mốc toạ độ với bản đồ đất của Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm được giao đất từ những năm 1993 thì phần đất này của ông Phong nằm hoà toàn trên diện tích đất được UBND tỉnh Gia Lai giao cho công ty quản lý.

Hồ thuỷ lợi, kênh mương đều bị người dân lấn chiếm sử dụng làm của riêng

Hồ thuỷ lợi, kênh mương đều bị người dân lấn chiếm sử dụng làm của riêng

Lý giải về việc phát hiện muộn này thì ông Bình … cán bộ tổ chức công ty cho hay “vườn cà phê này ngày xưa giao cho ông Phong, nhưng không giao theo diện tích mà đếm cây để giao. Nên những cây chết không được tính đến, vì thế nó mới thừa cài diện tích này ra. Thế là họ tự ý đem cà phê vào trồng, không ai biết, không ai ngăn cản. Khi công ty tiến hành kế hoạch cải tạo vườn mới thì ông Phong mới ra ngăn cản cho rằng đây là đất ông khai hoang. Việc này khiến cho việc cải tạo vườn cây bị chậm dần so với kế hoạch”.

>>Gia Lai: Khởi tố vụ phá rừng phòng hộ đầu nguồn Chư Sê

Một hộ khác tương tự là ông Phạm Tôn ở thôn 6 xã Ia Tôr huyện Ia Grai cũng được cấp 1,28ha đất, trùng trên diện tích của ông Nguyễn Công Khẩn đang nhận khoá của công ty. Điều đáng nói là bìa này được cấp 2010, và đã được một lần ông Phạm Tôn thế chấp ngân hàng thương mại.

Diện tích lấn chiếm trồng tiêu cà phê và cả mặt hồ thuỷ lợi

Diện tích lấn chiếm trồng tiêu cà phê và cả mặt hồ thuỷ lợi

Công tác tại đơn vị nhiều năm một (xin giấu tên vì sợ bà con láng giềng) Đội trưởng Đội sản xuất, Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm cho hay “đơn vị chúng tôi bị cá nhân, hộ gia đình lấn chiếm nhiều lắm. Ngoài diện tích canh tác bà con nhân dân còn lấn mương thuỷ lợi, kênh, rạch, bờ hồ làm nhà ở, nơi buôn bán. Chúng tôi cũng đã vận động nhiều lần nhưng chưa được bà con tự nguyện trả lại”.

Tổng hợp qua nhiều năm, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm cho biết, đã có 68 lượt cá nhân, hộ gia đình lấn chiếm đất của đơn vị với tổng diện tích là hơn 15ha. Năm 2018 đã xử lý được 6 trường hợp, còn lại vẫn đang tiếp tục giải quyết.

Một diện tích đất lớn bị người dân lấn chiếm làm bìa đỏ

Một diện tích đất lớn bị người dân lấn chiếm làm bìa đỏ

Trước sự việc này, ông Thái Anh Tuấn – Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai cho hay “việc này chúng tôi cũng đã nắm bắt, hiện tại phòng phối hợp cùng công ty tiếp tục giải quyết các trường hợp lấn chiếm còn lại. Nếu cần thiết sẽ hướng dẫn công ty khởi kiện ra toà án để lấy lại diện tích được UBND tỉnh giao thuê để sản xuất, kinh doanh”.

Hiện Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm rất mong các cơ quan, ban ngành của tỉnh Gia Lai sớm vào cuộc để giúp đỡ doanh nghiệp tái cơ cấu sản xuất, đảm bảo kế hoạch và thời gian phê duyệt của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam giao cho.

Có thể bạn quan tâm

  • Gia Lai: Liên tiếp bị “đe dọa”, giám đốc một doanh nghiệp kêu cứu

    Gia Lai: Liên tiếp bị “đe dọa”, giám đốc một doanh nghiệp kêu cứu

    23:50, 12/10/2021

  • Doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng vì không có giấy đi đường

    Doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng vì không có giấy đi đường

    03:50, 26/08/2021

  • Doanh nghiệp kêu cứu tại Long An: Khi chính quyền bỏ doanh nghiệp lại phía sau

    Doanh nghiệp kêu cứu tại Long An: Khi chính quyền bỏ doanh nghiệp lại phía sau

    11:00, 05/04/2021

  • Doanh nghiệp kêu cứu vì “thuế chồng thuế”

    Doanh nghiệp kêu cứu vì “thuế chồng thuế”

    05:20, 16/02/2020

  • Hàng trăm doanh nghiệp kêu cứu vì nguy cơ thiếu hụt lao động đột ngột

    Hàng trăm doanh nghiệp kêu cứu vì nguy cơ thiếu hụt lao động đột ngột

    13:57, 01/12/2019

  • Doanh nghiệp kêu cứu vì không được đấu nối điện

    Doanh nghiệp kêu cứu vì không được đấu nối điện

    06:45, 04/09/2019

MAI CHIẾN