Các tình huống pháp luật lao động: Trợ cấp cho người lao động sau khi thôi việc?

TIẾN VIỆT 12/05/2022 03:00

VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

>>Các tình huống pháp luật lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc?

VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tình huống 9: NLĐ có thời gian để tính trợ cấp thôi việc (sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) dưới 01 tháng thì NSDLĐ có phải tính trả trợ cấp thôi việc bằng ¼ tháng lương không?

Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 thì khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của pháp luật về BHTN và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ thôi việc.

Tại điểm c Khoản 3 Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm (tương đương với mức trợ cấp thôi việc bằng ¼ tháng lương), trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc (tương đương với mức trợ cấp thôi việc bằng 1/2 tháng lương). Quy định này có thay đổi so với hướng dẫn tại điểm c Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo khoản 3 Điều 14 NĐ số 05/2015/NĐ-CP quy định: Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Theo Khoản 3 Điều 8 NĐ số 45/2020/NĐ-CP quy định: Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Sự thay đổi này dẫn đến NSDLĐ cần lưu ý trong cách làm tròn thời gian để tính trợ cấp thôi việc như sau:

  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 NĐ145/2020/NĐ-CP của CP được tính theo đơn vị tháng. Vì vậy, trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng chỉ được tính khi từ đủ 01 tháng trở lên. Quy định này không thay đổi thời gian được tính để làm tròn thành ½ năm so với quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP của CP trước đây.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 NĐ145/2020/NĐ-CP của CP bằng 06 tháng thì chỉ được tính là ½ năm; trên 6 tháng mới được tính tròn thành 01 năm. Trong khi đó cả hai trường hợp này theo Khoản 3 Điều 14 NĐ số 05/2015/NĐ-CP của CP trước đây được tính tròn thành 01 năm.

Vì vậy, trường hợp NLĐ có thời gian để tính trợ cấp thôi việc sau khi trừ thời gian đã tham gia BHTN) dưới 01 tháng NSDLĐ không phải tính để trả trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Các tình huống pháp luật lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc?

    Các tình huống pháp luật lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc?

    03:00, 09/05/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Có phải ký mới khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai hết hạn?

    Các tình huống pháp luật lao động: Có phải ký mới khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai hết hạn?

    03:00, 05/05/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?

    Các tình huống pháp luật lao động: Có được gia hạn hợp đồng bằng phụ lục?

    03:30, 28/04/2022

TIẾN VIỆT