Các tình huống pháp luật: Tiền lương ngừng việc?

TIẾN VIỆT 30/06/2022 03:00

VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

>>Các tình huống pháp luật: Hình thức trả lương cho người lao động?

VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tình huống 19: Do dịch bệnh COVID-19, phần lớn NLĐ trong Công ty phải nghỉ việc. NSDLĐ có phải áp dụng Khoản 3 Điều 99 để trả lương không?

Theo quy định của BLLĐ 2012 cũng như BLLĐ 2019 thì trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương theo nguyên nhân dẫn đến ngừng việc. Nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương theo HĐLĐ. Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Nếu do nguyên nhân bất khả kháng thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận theo quy định của BLLĐ.

Theo Điều 99 BLLĐ 2019 quy định: Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau:

1.Nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương theo HĐLĐ;

2.Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3.Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Các nguyên nhân bất khả kháng theo quy định của BLLĐ2019 gồm: sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế. Tiền lương ngừng việc trong trường hợp do hai bên thoảthuận và phải đảm bảo: trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu. Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Đây là nội dung quy định mới của BLLĐ về tiền lương ngừng việc. Căn cứ vào quy định này mà NSDLĐ đã thoả thuận với NLĐ chia sẻ khó khăn về chi phí trả lương khi SXKD bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, khi áp dụng khoản 3 Điều 99 để trả lương ngừng việc trong trường hợp bất khả kháng (vì lý do dịch bệnh nguy hiểm COVID-19), NSDLĐ cần lưu ý một số nội dung sau:

  • Thứ nhất, đây là trường hợp phải ngừng việc (bị động) khác với trường hợp NSDLĐ và NLĐ thoả thuận nghỉ không hưởng lương. Trường hợp này NSDLĐ và NLĐ thoả thuận tiền lương trả cho thời gian NLĐ phải ngừng việc. Mức lương trả cho thời gian ngừng việc do hai bên thoả thuận. NSDLĐ không dùng quyết định hoặc thoả thuận với Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở để quyết định mức lương chung để trả khi ngừng việc đối với NLĐ trong doanh nghiệp, trừ trường hợp NSDLĐ và tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đạt được thoả thuận mức lương này trong thoả ước lao động tập thể.
  • Tiền lương ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu. NSDLĐ không tự quyết định trả lương ngừng việc bằng mức lương tối thiểu. Mức lương ngừng việc được trả bằng mức lương tối thiểu khi và chỉ khi hai bên đạt được thoả thuận trả bằng mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu hiện hành đang quy định theo tháng. Vì vậy, đối với NLĐ có mức lương thấp, NSDLĐ cần thoả thuận mức lương trả cho một ngày ngừng việc, đảm bảo không thấp hơn mức lương ngày khi lấy mức lương tối thiểu vùng hiện tại chia cho số ngày làm việc bình thường của tháng mà NLĐ ngừng việc.

    GDFD

    Xác định ngày ngừng việc để thoả thuận tiền lương

  • Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Điều này cho thấy sau khi đảm bảo tiền lương của 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu, NSDLĐ có thể thoả thuận với NLĐ mức lương ngừng việc từ ngày thứ 15 trở đi thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc không hưởng lương (mức lương thoả thuận bằng 0). Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi NLĐ phải ngừng việc liên tục. Vì vậy, trong trường hợp phải bố trí làm việc luân phiên (thời gian ngừng việc xen kẽ với thời gian làm việc) an toàn nhất NSDLĐ có thể thoả thuận với NLĐ giảm mức lương ngừng việc so với giai đoạn trước nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc thoả thuận nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 BLLĐ 2019.
  • Thoả thuận tiền lương ngừng việc hoặc thoả thuận nghỉ việc không hưởng lương cần được lập bằng văn bản (thay thế cho phụ lục hợp đồng). Trường hợp vì lý do dịch bệnh, NSDLĐ và NLĐ không thoả thuận được bằng văn bản NSDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận thông qua phương tiện điện tử (tin nhắn, điện thoại, thư điện tử, v.v.) và lưu giữ cẩn thận để hoàn thiện văn bản thoả thuận sau này.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Các tình huống pháp luật: Hình thức trả lương cho người lao động?

    Các tình huống pháp luật: Hình thức trả lương cho người lao động?

    03:00, 23/06/2022

  • Các tình huống pháp luật: Mức lương tối thiểu được tính như thế nào?

    Các tình huống pháp luật: Mức lương tối thiểu được tính như thế nào?

    03:00, 16/06/2022

  • Các tình huống pháp luật: Công ty trả lương theo tháng có phải xây dựng định mức lao động?

    Các tình huống pháp luật: Công ty trả lương theo tháng có phải xây dựng định mức lao động?

    03:30, 09/06/2022

TIẾN VIỆT