Các tình huống pháp luật: Tạm ứng tiền lương

TIẾN VIỆT 14/07/2022 00:02

VCCI mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp không chỉ tránh được những rủi ro về pháp luật lao động, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

>>Các tình huống pháp luật: Tiền lương ngừng việc do sự cố điện nước?

VCCI sẽ tiến hành hướng dẫn thực hiện một số tình huống trong thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong trong quá trình áp dụng. Tại mỗi tình huống người đọc không chỉ nắm bắt được các quy định mới, mà còn có được những điểm mà người sử dụng lao động cần lưu ý hoặc những gợi ý về quy trình, thủ tục, cách thức tiến hành của doanh nghiệp.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tình huống 21: NSDLĐ có bắt buộc phải tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ khi NLĐ nghỉ hằng năm không? NQLĐ quy định tạm ứng này do hai bên thoả thuận được không?

Theo Điều 101 BLLĐ 2019 quy định: Tạm ứng tiền lương

1NLĐ được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

2. NSDLĐ phải cho NLĐ tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày NLĐ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo HĐLĐ và NLĐ phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

NLĐ nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

3. Khi nghỉ hằng năm, NLĐ được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Theo quy định tại Điều 101 BLLĐ 2019 thì được tạm ứng tiền lương thuộc về quyền của NLĐ. BLLĐ 2019 cho phép quyền được tạm ứng tiền lương song cũng kiểm kiểm soát quyền này thông qua các quy định như: điều kiện tạm ứng tiền lương do hai bên thoả thuận và không bị tính lãi; tối đa không quá một tháng tiền lương theo HĐLĐ hoặc ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ; NLĐ nhập ngũ theo luật nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng.

Theo đó, khi NLĐ có nhu cầu tạm ứng, NSDLĐ có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu ấy. Việc sử dụng quyền tạm ứng tiền lương của NLĐ và nghĩa vụ đảm bảo thực hiện quyền đó của NSDLĐ phải tuân theo quy định của pháp luật. Riêng đối với trường hợp NLĐ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên BLLĐ 2019 quy định NSDLĐ phải có nghĩa vụ  tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày NLĐ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân đó.

Từ những phân tích trên cho thấy, NSDLĐ cần quy định cụ thể quy trình, thủ tục tạm ứng tiền lương và thanh toán tạm ứng tiền lương để thống nhất thực hiện trong doanh nghiệp. Quy định này phải đảm bảo quyền được tạm ứng tiền lương của NLĐ, nghĩa vụ tạm ứng tiền lương của NSDLĐ khi NLĐ có nhu cầu và các điều kiện đảm bảo tạm ứng tiền lương theo quy định của BLLĐ 2019.

Một vấn đề rất đáng quan tâm trong quy định này đó là cần tách bạch quy trình tạm ứng lương với quy trình thanh toán tạm ứng (tài chính) của doanh nghiệp để tránh vi phạm các quy định như Buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho NSDLĐ (Khoản 3 Điều 17); khấu trừ tiền lương (Khoản 1 Điều 102). Trường hợp để đảm bảo thực hiện thanh toán tạm ứng NSDLĐ có thể thực hiện hình thức trả lương bằng tiền mặt theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 BLLĐ 2019. NSDLĐ có thể ban hành thành quy định riêng trong quy chế quản lý lao động, quy chế trả lương hoặc NQLĐ của công ty.

Còn nữa...

Có thể bạn quan tâm

  • Các tình huống pháp luật lao động: Trợ cấp cho người lao động sau khi thôi việc?

    Các tình huống pháp luật lao động: Trợ cấp cho người lao động sau khi thôi việc?

    03:00, 12/05/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc?

    Các tình huống pháp luật lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động tự ý bỏ việc?

    03:00, 09/05/2022

  • Các tình huống pháp luật lao động: Có phải ký mới khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai hết hạn?

    Các tình huống pháp luật lao động: Có phải ký mới khi hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai hết hạn?

    03:00, 05/05/2022

TIẾN VIỆT