NSDLĐ có quyền đối thoại với toàn bộ NLĐ trong công ty không?
NSDLĐ có quyền đối thoại với toàn bộ NLĐ trong công ty không, hay phải chờ NLĐ lựa chọn đại diện đối thoại theo đúng các quy trình của Nghị định 145 /2020/NĐ-CP?
>>Chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ có phải trợ cấp thôi việc?
Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14) được Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ Tám thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Năm 2020, Chính phủ, Bộ LĐTBXH đã ban hành các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nắm bắt được những nội dung thay đổi quan trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, thời gian qua Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của BLLĐ 2019 và các văn bản hướng dẫn.
Tuy nhiên, do Bộ luật với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung, thêm vào đó một số quy định lại chưa đầy đủ và rõ ràng, dẫn đến doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong triển khai, áp dụng. Với mong muốn góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, VCCI trân trọng giới thiệu một số tình huống tập trung vào một số quy định của BLLĐ 2019 và NĐ 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ đến các doanh nghiệp và độc giả.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 NĐ 145/2020/NĐ-CP thì số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên được xác định theo quy định tại Điều 38 của Nghị định này. NSDLĐ cần lưu ý số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên quy định tại Điều 38 NĐ145/2020/NĐ-CP là quy định về tiêu chuẩn (tối thiểu) để đảm bảo tính đại diện của mỗi bên trong quá trình thực hiện đối thoại. Đặc biệt, bên phía NLĐ khi BLLĐ 2019 lần đầu tiên công nhận vai trò và tư cách của tổ chức đại diện của NLĐ do NLĐ tự thành lập tại doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua trách nhiệm của các thành viên đại diện tham gia đối thoại của mỗi bên các vấn đề đưa ra đối thoại được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, kết quả đối thoại sẽ tốt hơn. Qua đó, mang lại nhiều hiệu quả hơn cho NSDLĐ. Bên cạnh đó, Khoản 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP còn quy định khi tiến hành đối thoại, ngoài các thành viên tham gia đối thoại, hai bên thống nhất mời tất cả NLĐ hoặc một số NLĐ liên quan cùng tham gia đối thoại.
Theo Khoản 1 Điều 38 NĐ số 145/2020/NĐ-CP quy định: Số lượng, thành phần tham gia đối thoại bên NSDLĐ
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, NSDLĐ quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ và quy định trong quy chế DCCS tại nơi làm việc.
Theo Khoản 2 Điều 38 NĐ số 145/2020/NĐ-CP quy định: Số lượng, thành phần tham gia đối thoại bên NLĐ
a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
- Ít nhất 03 người, nếu NSDLĐ sử dụng dưới 50 NLĐ;
- Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 50 NLĐ đến dưới 150 NLĐ;
- Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 150 NLĐ đến dưới 300 NLĐ;
- Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 300 NLĐ đến dưới 500 NLĐ;
- Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 NLĐ;
- Ít nhất 24 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 1.000 NLĐ trở lên.
b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên NLĐ quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của NSDLĐ.
Vì vậy, NSDLĐ có thể thực hiện đối thoại với toàn bộ NLĐ trong công ty, song để hoạt động đối thoại có kết quả và mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp thì sự hiện diện và tham gia của đại diện đối thoại của mỗi bên theo NĐ 145/2020/NĐ-CP là cần thiết và đúng pháp luật.
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm