Nên lùi việc giảm vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH - Chuyên gia Tài chính 05/12/2021 04:30

Việc lùi thời hạn áp dụng lộ trình giảm tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn nên được thực hiện sớm để các ngân hàng có thêm điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp.

>>>Doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng “do dự”

Theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN, từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn giảm còn 37%. Từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023, tỷ lệ này giảm còn 34% và từ 1/10/2023 là 30%.

 NHNN nên lùi lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn để các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp.

NHNN nên lùi lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn để các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp.

Linh hoạt chính sách

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu lớn về vay vốn trung- dài hạn để cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh do tác động của đại dịch. Bởi vậy, nếu lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn vẫn được giữ nguyên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng, khi mà nguồn vốn huy động đã và đang tăng trưởng yếu ớt.

Dù việc giảm thiểu dùng vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn sẽ giúp bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, nhưng trong bối cảnh hiện nay, NHNN nên linh hoạt chính sách điều tiết tín dụng.

>>> Ai dẫn đầu cuộc đua tăng vốn ngân hàng năm nay?

Cần thêm trợ lực

Trong khi việc xem xét lùi thời hạn áp dụng giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là đang yêu cầu bức thiết, thì việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng cần được quan tâm hơn.

Đến nay, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa đã kiệt quệ, không còn đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu cấp tín dụng của các ngân hàng. Bởi vì, nhiều doanh nghiệp liên tục bị thua lỗ, dính nợ xấu ngân hàng, không còn tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, để phục hồi và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp vẫn cần nguồn vốn mới. Do đó, với uy tín của mình, các Hiệp hội doanh nghiệp nên đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp thành viên vay vốn. Ngoài ra, cần tận dụng, phát huy vai trò của các quỹ bảo lãnh. Tuy nhiên, vai trò và hoạt động các quỹ bảo lãnh đang khá mờ nhạt, nên Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện gấp việc tái cơ cấu các quỹ này trở thành cầu nối dẫn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp.

Đây mới là những vấn đề cần xem xét trong bối cảnh NHNN đã nhắc đi nhắc lại với các ngân hàng thương mại về việc không được phép hạ tiêu chuẩn, điều kiện cho vay.

Có thể bạn quan tâm

  • NHNN siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

    NHNN siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

    15:00, 21/11/2019

  • HoREA: Đề nghị Luật hóa huy động vốn dưới hình thức phân lô bán nền

    HoREA: Đề nghị Luật hóa huy động vốn dưới hình thức phân lô bán nền

    12:13, 27/07/2021

  • TS Cấn Văn Lực: Cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hình thức huy động vốn mới

    TS Cấn Văn Lực: Cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hình thức huy động vốn mới

    12:00, 09/06/2021

  • VCSC: M&A và huy động vốn sẽ bắt đầu

    VCSC: M&A và huy động vốn sẽ bắt đầu "nóng" trở lại

    16:00, 12/04/2021

PGS.TS. ĐINH TRỌNG THỊNH - Chuyên gia Tài chính