NHNN siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

Diendandoanhnghiep.vn NHNN vừa ban hành Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ 01/01/2020.

f

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ được siết dần đến năm 2022 xuống còn 30%

Theo định hướng từ đầu năm nay, NHNN đã thực hiện việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn của các ngân hàng theo lộ trình kéo dài đến năm 2022. Theo đó, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ 01/01/2020 - 30/9/2020 là 40%; từ 01/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; từ 01/10/2021 - 30/9/2022 là 34%; từ 01/10/2022 là 30%.

Quy định nói trên đã được nới lỏng hơn so với dự thảo Thông tư được NHNN đưa ra lấy ý kiến trước đó. Trước đây, NHNN đã đưa ra 2 phương án: Thứ nhất, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đến hết 30/6/2020 là 40%. Từ 1/7/2020 đến 30/6/2021, tỷ lệ áp dụng là 35% và từ sau 1/7/2021 là 30%. Thứ hai, tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn ở mức 40% đến 30/6/2020 và giảm còn 37% từ 1/7/2020 đến 30/6/2021. Sau đó, từ 1/7/2021 đến 30/6/2022, tỷ lệ này hạ xuống mức 34% và từ 1/7/2022 giảm xuống 30%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Thông tư 41/2017/TT-NHNN phải gửi văn bản đến NHNN trước ngày 01/01/2020 nêu rõ lý do tiếp tục thực hiện tỷ lệ CAR và lộ trình để đảm bảo tuân thủ Thông tư 41 chậm nhất kể từ ngày 01/01/2023.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước dần siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là hợp lý. “Về nguyên tắc, cơ cấu nguồn vốn huy động như nào thì phải cho vay như thế, không thể lạm dụng quá nhiều việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn được”, một chuyên gia cho biết.

Về dài hạn, các chuyên gia cho rằng NHNN cần có những biện pháp quản lý có tính chất dài hơi hơn chứ không đơn thuần chỉ là biện pháp hành chính như hiện nay.

“Nếu NHNN đưa ra các chỉ số quản lý thanh khoản tổng thể thì không nhất thiết phải dùng tới biện pháp siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Chẳng han như có thể quản lý các ngân hàng thông qua chỉ số cho vay/vốn huy động hoặc thông qua độ lệch các kỳ hạn của các ngân hàng trong quá trình rà soát các cơ chế quản lý rủi ro của họ”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh.

Trên thực tế, việc siết chặt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể tiếp tục làm tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài, nhưng điều này không quá đáng lo ngại. Bởi nếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn thì doanh nghiệp cũng sẽ chuyển sang kênh huy động vốn này. Và điều này cũng sẽ làm giảm nhu cầu vốn trung và dài hạn qua kênh ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với chủ trương phát triển thị trường trái phiếu mà Chính phủ đã đề ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NHNN siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713258426 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713258426 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10