Hỗ trợ vốn cho DNNVV theo chu trình phát triển của doanh nghiệp
Quỹ hỗ trợ DNNVV đã thiết kế việc hỗ trợ doanh nghiệp theo chu trình phát triển của doanh nghiệp.
Theo đó, chu trình phát triển của doanh nghiệp trải qua 5 giai đoạn: bắt đầu khởi nghiệp, tăng tốc, phát triển bền vững, cơ cấu lại, và sau đó là phá sản hoặc bắt đầu chu trình mới.
Đây là câu trả lời của bà Hoàng Thị Hồng – Giám đốc Quỹ hỗ trợ DNNVV, Bộ KH và ĐT cho câu hỏi thời gian tới, định hướng hỗ trợ DNNVV sẽ thay đổi theo quy định của Luật hỗ trợ DNNVV, tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại chiều 7/8 do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.
Bà Hoàng Thị Hồng – Giám đốc Quỹ hỗ trợ DNNVV, Bộ KH và ĐT
Trả lời câu hỏi làm thế nào để hỗ trợ DNNVV nhiều hơn trong thời gian tới, ở góc độ quỹ đầu tư, bà Hoàng Thị Hồng nhận định: “Việc hỗ trợ dựa trên chu trình hoạt động của doanh nghiệp khiến cho hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp được thiết thực hơn”.
Ngoài ra, bà Hồng cũng cho biết, ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất khó có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở những giai đoạn đầu, bởi bản chất của khởi nghiệp là rủi ro, thiếu minh bạch, thiếu thông tin. Vào giai đoạn này doanh nghiệp rất cần sự tham gia hỗ trợ của các quỹ, các nhà đầu tư, các quỹ mạo hiểm thiên thần.
Khi doanh nghiệp đi vào giai đoạn phát triển bền vững, ngân hàng mới nên tham gia vào hỗ trợ doanh nghiệp. Khi đó Ngân hàng sẽ có điều kiện lựa chọn những doanh nghiệp tốt nhất, chia thành 4 hạng, A,B,C,D theo tiêu chuẩn quốc tế. Những doanh nghiệp nhóm A,B thì ngân hàng tham gia hỗ trợ, nhóm doanh nghiệp C,D thì các quỹ hỗ trợ DNNVV hoặc các quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV.... Như vậy, quỹ hỗ trợ không thực hiện đại trà với toàn bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên; Bà Trần Thu Trang - Phó Giám đốc Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ngân hàng VietinBank; Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV & Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia; Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.
Có thể bạn quan tâm
Thiếu minh bạch thông tin khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
16:11, 07/08/2018
Tháo gỡ "nút thắt" tiếp cận vốn đối với SMEs
15:54, 07/08/2018
Bảo đảm chính sách hỗ trợ DNNVV được triển khai đồng bộ
15:23, 07/08/2018
Để sự phát triển của DNNVV trở thành “ngọn núi cao”
14:51, 07/08/2018
Nhìn lại, hai năm vừa qua, quỹ phát triển DNNVV với vai trò là Chính phủ tạo vốn mồi huy động nguồn lực tham gia vào hỗ trợ cho DNNVV. Cụ thể, một đồng quỹ bỏ ra, mong muốn có thêm 10 đồng, hoặc 1000 đồng.
Ngoài ra, cũng theo bà Hồng, việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại, địa phương và các hiệp hội để phổ biến thông tin để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng để các quỹ có thể đánh gía đa chiều trước khi cho doanh nghiệp vay vốn.
Sau 2 năm qua có khoảng 1600 lượt doanh nghiệp tiếp cận quỹ, con số được vay cao hơn so với các kênh tín dụng thông thường, doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí hỗ trợ vay vốn giá rẻ và thoả mãn điều kiện của quỹ thì quỹ sẵn sàng giải ngân để nhân hàng cho vay.
“Điều này thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa các quỹ và ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ vốn cho DNNVV”, bà Hồng nhận định.
Ngoài ra, bà Hồng cũng thông tin, trọng tâm của dự thảo Nghị định quy định về quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới đó là hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, dự thảo sẽ hướng đến cách tiếp cận mới hơn, thúc đẩy theo định hướng của daonh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, quỹ cũng huy động vốn tài trợ từ các tổ chức trong và nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin, đào tạo, tư vấn kết nối kinh doanh, xây dựng cơ sở dữ liệu...cho các DNNVV.
Ngoài ra, trong thời gian tới, quỹ cũng đang đề xuất thêm nguồn vốn để có thêm nguồn lực được dồi dào hơn, mở rộng phương thức mạng lưới hỗ trợ, không chỉ thông qua ngân hàng thương mại mà còn hướng tới có việc đánh giá trực tiếp doanh nghiệp thông qua các tiêu chí của quỹ bằng việc mở thêm công cụ cho hoạt động hỗ trợ nay như ứng dụng trên thiết bị di động để doanh nghiệp tiếp cận, và tiến hành nhận hồ sơ qua kênh online. Ngoài ra, quỹ cũng phối hợp với một số tổ chức nghiên cứu xây dựng hệ thống phiếu xét nghiệm “sức khoẻ” doanh nghiệp. Để doanh nghiệp biết mình cần gì thiếu gì? Để các quỹ có thể hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách tốt hơn.