Ngân hàng cho vay cũng phải “trông giỏ bỏ thóc”
Đây là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên tại Diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho DNNVV”.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên chia sẻ tại Diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho DNNVV”, do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 7/8.
Có thể bạn quan tâm
Cần “ngôn ngữ” chung giữa ngân hàng và SMEs
16:53, 07/08/2018
Hỗ trợ vốn cho DNNVV theo chu trình phát triển của doanh nghiệp
16:34, 07/08/2018
Thiếu minh bạch thông tin khiến doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
16:11, 07/08/2018
Tháo gỡ "nút thắt" tiếp cận vốn đối với SMEs
15:54, 07/08/2018
Bảo đảm chính sách hỗ trợ DNNVV được triển khai đồng bộ
15:23, 07/08/2018
Để sự phát triển của DNNVV trở thành “ngọn núi cao”
14:51, 07/08/2018
Nhận định về vấn đề tiếp cận vốn với DNNVV của Việt Nam so với các nước trong khu vực, ông Dương cho rằng tỷ lệ là cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn 60% DNNVV chưa tiếp cận được.
“Tôi từng chứng kiến những doanh nghiệp như doanh nghiệp làm tinh bột nghệ ở huyện Khoái Châu, hay doanh nghiệp làm nấm ở Ân Thi, mặc dù được giới thiệu tới các ngân hàng nhưng lại không tiếp cận và vay vốn được”, ông Dương chia sẻ.
Điều đáng nói, không “đổ lỗi” cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng, ông Dương lại cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần hiểu nguyên tắc “không sợ tiền thiếu, chỉ sợ phương án kinh doanh không minh bạch”.
Bởi theo lý giải của ông Dương: “Các ngân hàng cũng mong muốn cho doanh nghiệp vay nhưng cũng phải “trông giỏ bỏ thóc”. Với thể chế của chúng ta, các anh chị làm ngân hàng cũng cần thẩm định chứ không phải chịu rủi ro kiểu đổ vốn vào mất thì thôi”.
Ông Dương cũng cho rằng, việc nhận định vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong kết nối DNNVV và ngân hàng là chưa chính xác. Chia sẻ câu chuyện từ Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, ông Dương cho biết Hiệp hội đã có những hoạt động thiết thực. Từ việc đưa đại diện các ngân hàng vào thành viên Hiệp hội để nắm tình hình và tiếp xúc với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho tiếp cận nguồn vốn vay.
“Chúng tôi bảo lãnh cho doanh nghiệp bằng uy tín của Hiệp hội”, ông Dương cho biết.
Cùng với đó, cũng phải thêm nguồn vốn từ các doanh nghiệp lẫn nhau. Ví dụ trường hợp Tổng CTy May Hưng yên vừa mua lại 4 doanh nghiệp cùng ngành. “Chúng tôi mua 19 tỷ cho thuê gần 5 tỷ/năm. Các doanh nghiệp do đó cần kêu gọi đổ vốn từ các doanh nghiệp khác. Làm sao để huy động được các doanh nghiệp cùng ngành có tâm có tiềm lực đầu tư vào”, ông Dương nói.đó, ông Dương cho rằng cần thêm việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và người lao động. Hưng Yên vừa rồi có kiến nghị đầu tư vào nông nghiệp ở Hưng Yên có nhiều nhưng rủi ro lớn. Do đó, doanh nghiệp rất muốn nhà nước chia sẻ khó khăn, đề nghị có quỹ đầu tư rủi ro để giao cho đoàn thanh niên giúp doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.