Khó khăn vẫn chưa "buông tha" SLS

Nguyễn Long 19/08/2018 04:30

Dù doanh thu quý IV niên độ 2017-2018 của CTCP Mía đường Sơn La (HNX: SLS) đạt 144 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ niên độ trước, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 60%.

Lợi nhuận sau thuế quý IV của SLS giảm tới 60%

Lợi nhuận sau thuế quý IV của SLS giảm tới 60%

Cụ thể, theo BCTC quý IV niên độ tài chính 2017-2018 (từ 1/7/2017 đến 30/6/2018), doanh thu từ mảng đường, mật rỉ chỉ đạt 72 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ niên độ trước. Phần sụt giảm này được bù đắp từ tăng trưởng mảng kinh doanh thuốc trừ sâu với mức tăng 160%, tương đương 63,5 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • SLS “oằn mình” trước Hiệp định ATIGA

    SLS “oằn mình” trước Hiệp định ATIGA

    06:40, 23/12/2017

  • Mục tiêu 2 triệu tấn có

    Mục tiêu 2 triệu tấn có "quá sức" với ngành mía đường Việt?

    11:00, 14/05/2018

  • Mía đường lại ngồi trên

    Mía đường lại ngồi trên "chảo lửa"

    11:00, 02/05/2018

  • Giải cứu mía đường (Kỳ 2): Đối đầu đối thủ đáng gờm

    Giải cứu mía đường (Kỳ 2): Đối đầu đối thủ đáng gờm

    05:16, 09/03/2018

  • Giải cứu mía đường (Kỳ 1):

    Giải cứu mía đường (Kỳ 1): "Nước đến chân mới nhảy”

    06:07, 05/03/2018

  • Cổ phiếu mía đường bán chạy nhờ định giá sát thực tế?

    Cổ phiếu mía đường bán chạy nhờ định giá sát thực tế?

    10:35, 14/02/2018

Tuy nhiên, biên lợi nhuận mảng thuốc trừ sâu lại khá mỏng, chỉ là 8,2% so với mức 25,95% của mảng đường, mật rỉ. Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 44,7% của niên độ 2016-2017.

Biên lợi nhuận của sản phẩm thuốc trừ sâu rất thấp, giá vốn lại cao dẫn đến lợi nhuận gộp của công ty chỉ đạt 32 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu tài chính tăng nhẹ 1,6 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1,8 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính của công ty tăng tới hơn 5 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế, công ty thu lợi nhuận 15,3 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm tài khóa 2017- 2018, SLS ghi nhận mức doanh thu 600 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên giá đường thế giới liên tục giảm sâu dẫn tới biên lợi nhuận sụt giảm. Công ty chỉ thu về 116 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng tài sản của công ty đạt mức 1.405 tỷ đồng, tăng 490 tỷ đồng so với đầu năm. Hàng tồn kho của công ty tăng gấp đôi so với đầu năm, đạt mức 437 tỷ đồng. Nợ phải trả của công ty tăng 433 tỷ đồng, trong đó nợ vay dài hạn tăng 140 tỷ đồng, khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng tới 183 tỷ đồng so với đầu năm.

Lợi nhuận giảm, trong khi quy mô tài sản tăng, nên các chỉ số hiệu suất sinh lời cũng giảm mạnh, cụ thể: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm xuống 8,2% so với mức 17,8% của cùng kỳ, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ còn 24,2% (cùng kỳ là 38,8%).

Do tình hình kinh doanh kém khả quan, giá cổ phiếu SLS đã liên tục phá đáy trong thời gian gần đây. Từng là cổ phiếu ngành đường giá cao nhất trên thị trường, SLS có thời điểm sắp chạm ngưỡng 200.000 đồng/cp. Ước tính, cổ phiếu này đã mất 60% giá trị tính từ vùng đỉnh tới mức giá hiện tại là 65.000 đồng/cổ phiếu.

SLS đã phải lên tiếng trấn an nhà đầu tư về việc thị giá giảm mạnh, với lý do thông tin về Hiệp định ATIGA và giá đường liên tục đi xuống trên thị trường đã tác động tiêu cực tới cổ phiếu.

Hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực từ 01/01 năm nay, với việc bỏ hạn ngạch thuế quan nội khối với sản phẩm đường, hàng trăm nghìn tấn đường nhập lậu mỗi năm được nhập khẩu chính ngạch và con số này sẽ còn tăng cao gấp nhiều lần.

Bên cạnh đó, cạnh tranh với đường từ Thái Lan sẽ trở thành thách thức cho các doanh nghiệp đường Việt Nam, không chỉ ở thị trường nội địa mà còn trên đấu trường Đông Nam Á. Câu hỏi làm sao để giảm giá mía đấu vào, tăng năng suất vùng trồng, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị phần được đặt lên hàng đầu.

Trong nửa đầu niên độ tài chính này, giá đường diễn biến đi ngang và tăng nhẹ trở lại, đã tác động tương đối tích cực đến kết quả kinh doanh của SLS (doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 160% và 83% so với cùng kỳ), đây cũng là khoảng thời gian ATIGA vẫn chưa chính thức áp dụng.

Tuy nhiên, chặng đường nửa cuối năm sẽ khó khăn hơn nhiều. Với tình hình thị trường hiện tại, lượng cung đang ở trạng thái dồi dào, khiến việc tiêu thụ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo công bố mới đây, lượng tồn kho của ngành đường đang ở ngưỡng 400.000 tấn, một phần bởi các thương lái không còn tích trữ đường sau khi kết thúc niên vụ, do đường Thái Lan không chênh giá nhiều so với đường Việt Nam, nên đường nằm tồn kho tại các nhà máy.

Dù tình hình được Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam Phạm Quốc Doanh khẳng định vẫn ở mức bình thường, trong tầm kiểm soát, nhưng những áp lực từ nhiều phía đối với ngành đường đang khiến nhà đầu tư và cả doanh nghiệp lo lắng.

Nguyễn Long