Sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước ra sao trong COVID-19?

ĐÌNH ĐẠI 19/10/2021 15:29

Theo báo cáo của Chính phủ, lãi trước thuế năm 2020 của 11 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước giảm tới 21%, trong đó nhiều Tập đoàn, Tổng công ty lỗ phát sinh hàng nghìn tỷ đồng.

Không chỉ là lỗ

Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2020, tổng tài sản của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước theo báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các công ty mẹ - con là hơn 2,7 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với 2019. Tài sản cố định chiếm bình quân 36% tổng tài sản.

Theo báo cáo của Chính phủ, lãi trước thuế năm 2020 của 11 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giảm tới 21%.

Theo báo cáo của Chính phủ, lãi trước thuế năm 2020 của 11 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giảm tới 21%.

Chính phủ đánh giá, COVID-19 đã ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp Nhà nước, nên lãi trước thuế năm 2020 của 11 tập đoàn, tổng công ty giảm tới 21% so với 2019, chỉ đạt 116.776 tỷ đồng.

Tính riêng công ty mẹ, một số Tập đoàn, Tổng công ty có lãi trước thuế năm 2020 giảm sâu, như công ty mẹ PVN giảm 36%, doanh thu giảm 17% so với thực hiện 2019. Công ty mẹ TKV giảm lãi trước thuế và doanh thu lần lượt là 48% và 7%, do ảnh hưởng của COVID-19 đã tác động trực tiếp tới thị trường tiêu thụ than, khoáng sản.

Hay như công ty mẹ EVN giảm 24% lãi trước thuế, doanh thu cũng giảm 2% so với 2019. Còn công ty mẹ Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có lãi trước thuế giảm 99%, doanh thu giảm 56% so với 2019; công ty mẹ Mobifone giảm 24% lãi trước thuế, doanh thu cũng giảm 9%...

Vì nhiều lý do, gồm cả chủ quan, khách quan, báo cáo của Chính phủ cho biết, số lỗ luỹ kế theo báo cáo hợp nhất của 11 tập đoàn, tổng công ty là hơn 11.464 tỷ. Trong đó, Vinachem lỗ phát sinh gần 5.393 tỷ đồng; Vinalines 3.171 tỷ đồng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 1.257 tỷ đồng, Tổng công ty Cà phê Việt Nam 848,5 tỷ đồng...

Mặc dù vậy, bước sang năm 2021, hầu hết các tập đoàn, tổng công ty này đều có kết quả kinh doanh khả quan hơn so với năm 2020. Cụ thể, Vinachem ước doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 37.217 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng quý III, doanh thu thuần của Vinachem ước đạt 10.967 tỷ đồng, tăng 14% so cùng kỳ. Lợi nhuận cộng hợp của Vinachem trong quý III ước đạt 167 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đầu năm ước lãi 312 tỷ đồng.

Theo Vinachem, trong quý doanh nghiệp đã có một số thuận lợi từ sự trở lại mạnh mẽ của ngành công nghiệp và nông nghiệp trong và ngoài nước, giúp gia tăng tiêu thụ phân bón và lốp xe của Vinachem.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn nhất định trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, chẳng hạn như gián đoạn việc vận chuyển, hạn chế giao thương, hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước trên thế giới và giữa các tỉnh thành trong cả nước... đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt công tác của Vinachem.

Tương tự Vinalines, luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6.040 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.066 tỷ đồng, cao gấp 8 lần nửa đầu năm ngoái. LNST thuộc về công ty mẹ là 685,5 tỷ đồng.

Năm 2021, Tổng công ty lên kế hoạch doanh thu hợp nhất 10.828 tỷ đồng, giảm 3%; lợi nhuận trước thuế 944 tỷ đồng, tăng 88%. Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý II, Vinalines đã hoàn thành được 56% mục tiêu về doanh thu và 135% mục tiêu LNTT.

Vươn lên trong đại dịch

Trong số 11 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được Chính phủ “điểm danh” trong báo cáo này có 5/7 doanh nghiệp “sếu đầu đàn” theo Đề án phát triển doanh nghiệp Nhà nước năm 2021 của Bộ kế hoạch & Đầu tư là Viettel, EVN, PVN, VNPT và Mobifone, cũng có kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan trong nửa đầu năm 2021.

Tất cả các thị trường đầu tư nước ngoài của Viettel đều tăng thị phần.

Tất cả các thị trường đầu tư nước ngoài của Viettel nửa đầu năm 2021 đều tăng thị phần.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu của Viettel đạt 128,6 nghìn tỷ, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 19,9 nghìn tỷ, tăng 1,3% so với cùng kỳ.

Tất cả các thị trường đầu tư nước ngoài của Viettel đều tăng thị phần, trong đó tăng mạnh nhất là thị trường Haiti tăng 1,5%, Peru tăng 1,4%. Bốn thị trường vẫn giữ vị trí dẫn đầu là Campuchia, Lào, Đông Timor và Burundi. Thị trường Myanmar đã tiến gần đến vị trí số 1 với 30,8% thị phần.

Tương tự đối với MobiFone, 6 tháng đầu năm 2021 tổng công ty này ghi nhận 15.551 tỷ đồng doanh thu công ty mẹ, tăng 23,6% so cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ đạt 2.038 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2020. Công ty hoàn thành 41,5% kế hoạch năm, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu data tăng trưởng 14,8%; doanh thu các dịch vụ CNTT; giá trị gia tăng và nội dung số tăng trưởng hơn 20%.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cần có chính sách chủ sở hữu hợp lý, trong đó mục tiêu đầu tư của chủ sở hữu Nhà nước gồm: gia tăng giá trị cổ phần, phần vốn góp của Nhà nước, tức là tăng giá trị của công ty; có được tỷ suất lợi nhuận hợp lý/tổng đầu tư; không tính trên từng dự án hay khoản mục đầu tư cụ thể và phát triển một số công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chủ lực của đất nước, có năng lực canh tranh quốc tế; góp phần củng cố tính tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế.

Những điểm sáng trên cho thấy dấu ấn của công tác chuyển đổi số ở MobiFone, trong đó sự dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng của các sản phẩm CNTT, dịch vụ số trong cơ cấu hệ thống các sản phẩm dịch vụ của MobiFone bên cạnh dịch vụ viễn thông truyền thống. Có được điều đó nhờ MobiFone đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo xây dựng và triển khai các kịch bản kinh doanh phù hợp diễn biến dịch bệnh.

Hay như Tập đoàn VNPT, doanh thu hợp nhất trong 6 tháng đầu năm đạt 26.503 tỷ đồng, tương đương 45,6% kế hoạch, tăng 5,1% so với cùng kỳ; lợi nhuận hợp nhất toàn tập đoàn đạt 3.586 tỷ đồng, tương đương 48,2% so với kế hoạch, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, 9 tháng đầu năm, PVN ghi nhận 437.800 tỷ đồng doanh thu, tăng 3% so với cùng kỳ, vượt 16% kế hoạch 9 tháng. Nộp ngân sách nhà nước 9 tháng qua đạt 65.900 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ và vượt 5% kế hoạch năm 2021. Riêng tháng 9, tổng doanh thu toàn tập đoàn này ước đạt 44.900 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch tháng.

Trong khi đó, 9 tháng đầu năm, PVN ghi nhận 437.800 tỷ đồng doanh thu, tăng 3% so với cùng kỳ, vượt 16% kế hoạch 9 tháng.

 9 tháng đầu năm, PVN ghi nhận 437.800 tỷ đồng doanh thu, tăng 3% so với cùng kỳ, vượt 16% kế hoạch 9 tháng.

Trong ba quý đầu năm, PVN đã khai thác 8,2 triệu tấn dầu thô, vượt 13% kế hoạch 9 tháng song giảm 5% so với cùng kỳ. Năm nay, toàn tập đoàn đặt mục tiêu khai thác 9,72 triệu tấn dầu thô.

Những điểm sáng trên cho thấy, có sự phân hóa trong bức tranh tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. Nhiều cái tên vẫn tiếp tục sa sút "phong độ" kéo dài nhưng không ít đơn vị đã nỗ lực vượt qua được những khó khăn do đại dịch COVID-19 mang lại.

Tuy nhiên, để các doanh nghiệp Nhà nước thực sự trở thành “sếu đầu đàn” dẫn dắt nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng là một thách thức lớn; cũng là cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?

    Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?

    04:05, 17/07/2021

  • Chậm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - nguyên nhân từ đâu?

    Chậm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - nguyên nhân từ đâu?

    04:30, 16/07/2021

  • Thái Nguyên: Vì sao kế hoạch thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước bị “phá sản”?

    Thái Nguyên: Vì sao kế hoạch thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước bị “phá sản”?

    04:20, 02/05/2021

  • Ba cách tiếp cận Đề án thí điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn

    Ba cách tiếp cận Đề án thí điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn

    18:36, 18/03/2021

  • Hoàn thành sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước vào 2025

    Hoàn thành sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước vào 2025

    05:30, 15/03/2021

ĐÌNH ĐẠI