Gỗ Trường Thành trầy trật chuyện lãi - lỗ

ĐÌNH ĐẠI 06/04/2022 05:00

Sau khi có sự điều chỉnh ở một số khoản mục, kết quả kinh doanh năm 2021 của TTF đã chuyển từ lãi ròng gần 9 tỷ đồng (theo báo cáo tự lập) thành lỗ ròng gần 9 tỷ đồng (theo đơn vị kiểm toán).

>>>Đầu tư ra nước ngoài, TTF đang dần hiện thực hóa “giấc mơ” 1 tỷ USD

So với báo cáo tự lập trước đó, báo cáo sau kiểm toán năm 2021 của Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) có nhiều chênh lệch. Cụ thể, doanh thu thuần của TTF đạt 1.607 tỷ đồng trong khi trước kiểm toán doanh nghiệp công bố 1.640 tỷ đồng, chênh 33 tỷ đồng.

Sau khi có sự điều chỉnh ở một số khoản mục, kết quả kinh doanh năm 2021 của TTF đã chuyển từ lãi ròng gần 9 tỷ đồng (theo báo cáo tự lập) thành lỗ ròng gần 9 tỷ đồng (theo đơn vị kiểm toán).

Sau khi có sự điều chỉnh ở một số khoản mục, kết quả kinh doanh năm 2021 của TTF đã chuyển từ lãi ròng gần 9 tỷ đồng (theo báo cáo tự lập) thành lỗ ròng gần 9 tỷ đồng (theo đơn vị kiểm toán).

Doanh thu hoạt động tài chính bất ngờ tăng gấp 3 lần sau kiểm toán lên mức 60,1 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Công ty ghi nhận thêm thu nhập từ việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty CP Chế biến Gỗ Trường Thành M’Drak và Công ty CP Vật liệu Xây dựng Trường Thành – Phước An. 

Bên cạnh doanh thu tài chính, chi phí quản lý của TTF cũng được điều chỉnh tăng thêm 65%, lên 140 tỷ đồng, chủ yếu do Công ty trích lập dự phòng hơn 39 tỷ đồng đối với các khoản phải thu khó đòi, trong khi ở báo cáo tự lập, Công ty hoàn nhập dự phòng khoản mục này chỉ hơn 5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty còn 2,5 tỷ đồng trong khi báo cáo tự lập trước đó là 20,6 tỷ đồng. 

Ngược lại với 2 khoản mục trên, lợi nhuận khác của TTF được điều chỉnh giảm 34%, về gần 22 tỷ đồng. Sau khi có sự điều chỉnh ở một số khoản mục, kết quả kinh doanh năm 2021 của TTF đã chuyển từ lãi ròng gần 9 tỷ đồng (theo báo cáo tự lập) thành lỗ ròng gần 9 tỷ đồng (theo đơn vị kiểm toán).

So với kết quả kinh doanh 2020, tuy doanh thu thuần và doanh thu tài chính của TTF đều lần lượt tăng trưởng mạnh, với mức tăng trưởng lần lượt 32% và 123% nhưng do chi phí bán hàng lẫn chi phí quản lý đều tăng cao, Công ty vẫn lỗ ròng gần 9 tỷ đồng, trong khi năm trước lãi ròng gần 31 tỷ đồng.

>>>Những đại gia “giải cứu” TTF trong đợt phát hành mới

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của TTF đạt hơn 2,838 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều lần lượt tăng 51% và 19%, đạt 549 tỷ đồng và 934 tỷ đồng. Ngược lại, nợ phải trả của TTF giảm 16%, về múc 2,383 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ vay ngắn hạn đã giảm mạnh từ 507 tỷ đồng xuống còn 29 tỷ đồng.

Thị giá cổ phiếu TTF đang đứng trên vùng đỉnh giá của 5 năm qua.

Thị giá cổ phiếu TTF đang đứng trên vùng đỉnh giá của 5 năm qua.

Mặc dù đã có nhiều khởi sắc từ sau khi “ông trùm giải cứu” Mai Hữu Tín ngồi vào ghế Chủ tịch TTF, nhưng chỉ số kinh doanh của TTF vẫn chưa khả quan. Kết thúc năm 2021, tổng lỗ lũy kế của doanh nghiệp vẫn ở mức cao, với 3.035 tỷ đồng, tương đương 74% vốn điều lệ. Để cân đối tài chính, năm 2021 TTF đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 3.112 tỷ lên 4.112 tỷ đồng.

Mới đây, TTF cũng vừa thông qua chủ trương đầu tư vào Tekcom bằng việc mua 16,95% vốn bằng hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Tekcom là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ và ván ép được thành lập vào năm 2005. Hiện, Công ty này đang có 2 nhà máy chế biến gỗ tại Bình Dương với tổng diện tích 115.000 m2, chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ như cốp-pha phủ phim và ván plywood phục vụ cho ngành gỗ nội ngoại thất.

Trước đó vào tháng 11/2021, TTF cũng đã quyết định đầu tư gần 5,4 triệu USD (tương đương 124 tỷ đồng) để nắm 20% vốn Công ty Natuzzi Singapore PTE. Ltd (trụ sở đặt tại Singapore), nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và mở rộng sự hiện diện của các sản phẩm nội thất sản xuất tại Việt Nam ra thế giới.

Ở một diễn biến khác, thời gian gần đây, các cổ đông lớn của TTF liên tục có động thái thoát hàng khi thị giá cổ phiếu TTF đang nằm trên đỉnh giá của 5 năm qua. Cụ thể, vào ngày 28/3, Công ty TNHH MTV Thương Mại Đồng Tâm bán ra hơn 5,3 triệu cổ phiếu TTF, qua đó giảm sở hữu từ 3,8% về còn 2,5% vốn điều lệ.

Lý do được phía Thương Mại Đồng Tâm đưa ra là nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư. Tạm tính theo thị giá chốt phiên 28/3 của cổ phiếu TTF là 16.100 đồng/cổ phiếu, lượng cổ phiếu TTF mà Thương Mại Đồng Tâm bán ra có giá trị khoảng 85 tỷ đồng.

Trước đó, công ty con khác thuộc Công ty CP Đồng Tâm là Công ty CP Đồng Tâm Dotalia cũng đã bán ra 4 triệu cổ phiếu TTF để giảm sở hữu từ 3,86% về còn 2,84% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 17/3/2022. Như vậy, trong hai phiên cuối tháng 3, hai công ty con đã bán ra tổng cộng 9,3 triệu cổ phiếu TTF.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/4, cổ phiếu TTF đạt thị giá 16.100 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ 200 đồng/cổ phiếu so với thời điểm mở cửa phiên giao dịch buổi sáng. Hiện mức thị giá này đang đứng trên vùng đỉnh giá của TTF trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, cổ phiếu TTF vẫn đang nằm trong diện kiểm soát từ 6/5/2019 do lỗ lũy kế tại ngày 30/06/2020 là -2.965 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

  • Đầu tư ra nước ngoài, TTF đang dần hiện thực hóa “giấc mơ” 1 tỷ USD

    Đầu tư ra nước ngoài, TTF đang dần hiện thực hóa “giấc mơ” 1 tỷ USD

    05:00, 20/02/2022

  • Những đại gia “giải cứu” TTF trong đợt phát hành mới

    Những đại gia “giải cứu” TTF trong đợt phát hành mới

    04:50, 13/12/2021

  • TTF được chấp thuận chào bán cổ phiếu riêng lẻ

    TTF được chấp thuận chào bán cổ phiếu riêng lẻ

    05:00, 27/11/2021

  • Tránh

    Tránh "án" hủy niêm yết TTF, "trùm giải cứu" Mai Hữu Tín sẽ làm gì?

    11:00, 16/09/2021

  • [eMagazine] “Ông trùm giải cứu” Mai Hữu Tín và cuộc lột xác TTF

    [eMagazine] “Ông trùm giải cứu” Mai Hữu Tín và cuộc lột xác TTF

    05:45, 07/07/2021

ĐÌNH ĐẠI