Doanh nghiệp “ngấm đòn” vì chênh lệch tỷ giá

ĐÌNH ĐẠI 19/07/2022 05:00

Tỷ giá liên tục tăng cao trong thời gian qua, khiến nhiều doanh nghiệp “ngấm đòn”, giảm lợi nhuận do ghi nhận khoản lỗ do chênh lệch tỷ gia tăng đột biến.

>>>Sức ép tỷ giá khi FED tăng lãi suất

Theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố, tính đến ngày 18/7, tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ là 23.245 VND/USD. So với ngày 25/6, tỷ giá trung tâm đã tăng từ 23.105 VND/USD lên 23.245 VND/USD, tương đương với tăng 140 VND/USD.  Trong khi đó, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại kết thúc tuần cũng tăng 21 đồng, từ mức 23.231 VND/USD lên mức 23.252 VND/USD.

nhiều doanh nghiệp “ngấm đòn”, giảm lợi nhuận do ghi nhận khoản lỗ do chênh lệch tỷ gia tăng đột biến.

Doanh nghiệp “ngấm đòn”, giảm lợi nhuận do ghi nhận khoản lỗ do chênh lệch tỷ gia tăng đột biến.

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, đây là mức tỷ giá ngân hàng thương mại cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Tính đến cuối tháng 6, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại đã tăng 1,87% so với cuối năm 2021.

Nguyên nhân được cho là do tác động từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất điều hành. FED liên tiếp tăng lãi suất điều hành 3 lần chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022; mức tăng lãi suất ngày 15/6 (0,75 điểm %) lớn nhất trong vòng 28 năm qua và dự kiến tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới. 

Đồng USD quốc tế tăng giá mạnh (chỉ số DXY tăng khoảng 10% từ đầu năm 2022), khiến đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn và đang phát triển mất giá mạnh. Do đó, BVSC cho rằng, diễn biến thị trường hiện nay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp có các khoản vay bằng ngoại tệ và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Trường hợp của Công ty CP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI) là một ví dụ điển hình, với việc công ty ghi nhận lãi ròng quý II/2022 giảm 88%, do ảnh hưởng tiêu cực từ tỷ giá.

Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của DRI ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 113 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ bán mủ cao su chiếm tỷ trọng lớn nhất, với hơn 110 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu tài chính đạt gần 24 tỷ đồng, gấp 4,5 lần cùng kỳ, do lãi chênh lệch tỷ giá tăng mạnh từ hơn 5 tỷ đồng lên gần 23 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng tới 430%, tương ứng tăng thêm hơn 43 tỷ đồng lên hơn 53 tỷ đồng, do phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá gần 50,5 tỷ đồng (gấp 12,5 lần cùng kỳ).

Chi phí tài chính tăng mạnh khiến lãi ròng của DRI giảm mạnh xuống còn hơn 4 tỷ đồng, tương đương với giảm 88%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của DRI đạt hơn 247 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so cùng kỳ. Lãi ròng 6 tháng đầu năm giảm 49%, còn hơn 25 tỷ đồng.

>>>Ứng phó thế nào với rủi ro tỷ giá?

Công ty CP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI) là một ví dụ điển hình, với việc công ty ghi nhận lãi ròng quý II/2022 giảm 88%, do ảnh hưởng tiêu cực từ tỷ giá. (Ảnh minh họa).

Công ty CP Đầu tư Cao su Đắk Lắk ghi nhận lãi ròng quý II/2022 giảm 88%, do ảnh hưởng tiêu cực từ tỷ giá. (Ảnh minh họa).

Giải trình về nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, lãnh đạo DRI cho rằng nguyên nhân chủ yếu  là do Công ty ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 30,8 tỷ đồng.

Năm 2022, DRI đặt kế hoạch doanh thu đạt 599,62 tỷ đồng, đi ngang so năm trước; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 102,19 tỷ đồng, giảm 12%. So với kế hoạch đề ra, DRI đã thực hiện được 41,3% chỉ tiêu doanh thu và 40% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tổng tài sản của DRI tại ngày 30/06/2022 đạt hơn 898 tỷ đồng, giảm 13% so với đầu năm. Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho lại tăng 11% lên gần 91,6 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả tại thời điểm cuối tháng 6/2022 giảm 10% so với đầu năm, về mức hơn 283,5 tỷ đồng. Trong đó, DRI giảm mạnh 62% vay nợ ngắn hạn từ gần 114,5 tỷ đồng về còn 43,31 tỷ đồng; nhưng vay nợ dài hạn lại tăng 15%, lên hơn 163,4 tỷ đồng.

Hay như, Công ty CP Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC) cũng ghi nhận lợi nhuận quý II/2022 giảm 21% về 83,88 tỷ đồng và bắt đầu ghi nhận lỗ hoạt động tỷ giá.

Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC) cũng ghi nhận lợi nhuận quý II/2022 giảm 21% về 83,88 tỷ đồng và bắt đầu ghi nhận lỗ hoạt động tỷ giá.

Cao su Đà Nẵng cũng bắt đầu ghi nhận lỗ hoạt động tỷ giá.

Theo đó, trong quý II/2022, DRC ghi nhận doanh thu đạt 1.147,96 tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 83,88 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 18,8% về còn 17,8%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 9,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 21,6 tỷ đồng về 204,89 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 80,4%, tương ứng tăng thêm 7,97 tỷ đồng lên 17,88 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 43,9%, tương ứng tăng thêm 5,46 tỷ đồng lên 17,89 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 11,6%, tương ứng tăng thêm 10,53 tỷ đồng lên 101,26 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, DRC ghi nhận doanh thu đạt 2.431,5 tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 149,68 tỷ đồng, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã ghi nhận 10,1 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện; 4,6 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư cuối kỳ.

Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính ghi nhận âm 24,2 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 10,58 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 30,49 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 10,6 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ. Như vậy, trong kỳ Công ty đã tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh và mở rộng đầu tư.

Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của DRC tăng 7,9% so với đầu năm lên 3.383,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 1.657,8 tỷ đồng, chiếm 49% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 934,1 tỷ đồng, chiếm 27,6% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 400,7 tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng tài sản và các tài sản khác.

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp đang có khoản vay bằng ngoại tệ lớn cũng có khả năng ghi nhận khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá trong báo cáo tài chính quý II này. Bởi theo quy định, khi lập báo cáo tài chính, số dư các khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập BCTC. Chính điều này sẽ làm phát sinh khoản lỗ/lãi tỷ giá hối đoái, tương ứng được ghi nhận vào chi phí tài chính/doanh thu tài chính trong kỳ của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Đối phó với đình trệ và lạm phát: Linh hoạt tỷ giá nhìn từ dệt may

    Đối phó với đình trệ và lạm phát: Linh hoạt tỷ giá nhìn từ dệt may

    20:28, 12/07/2022

  • Ứng phó thế nào với rủi ro tỷ giá?

    Ứng phó thế nào với rủi ro tỷ giá?

    13:00, 09/07/2022

  • Sức ép tỷ giá khi FED tăng lãi suất

    Sức ép tỷ giá khi FED tăng lãi suất

    11:00, 23/06/2022

  • Lạm phát, tỷ giá và dự phòng

    Lạm phát, tỷ giá và dự phòng

    13:00, 21/06/2022

  • Sức ép tăng tỷ giá

    Sức ép tăng tỷ giá

    12:30, 20/06/2022

  • Fed tăng lãi suất

    Fed tăng lãi suất "giật mình", Phó Thống đốc NHNN nói gì về lạm phát và tỷ giá?

    17:27, 18/06/2022

ĐÌNH ĐẠI