Gỗ Trường Thành lỗ gần 11 tỷ đồng trong quý II

ĐÌNH ĐẠI 10/08/2022 05:00

Mặc dù doanh thu thuần quý II/2022 của TTF tăng 42%, nhưng do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh, khiến TTF lỗ ròng gần 11 tỷ đồng sau 4 quý kinh doanh có lãi.

>>>TTF nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 623 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng gần 50% lên 548,2 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 4% lên 74,7 tỷ đồng.

Gỗ Trường Thành lỗ gần 11 tỷ đồng sau 4 quý lãi liên tục.

Gỗ Trường Thành lỗ gần 11 tỷ đồng sau 4 quý lãi liên tục.

Trong kỳ, doanh thu từ hoạt động tài chính của TTF là 21 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước chỉ đạt gần 2 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi và cho vay. Trong khi đó, chi phí tài chính là 33,3 tỷ đồng, cùng kỳ âm 14,2 tỷ đồng do phí lãi vay ở mức 30,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đơn vị hoàn nhập 15,5 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng tăng 12% lên 43,5 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp gấp 7,8 lần lên 40,7 tỷ đồng, do năm ngoái được hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi 26,4 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, TTF ghi nhận lỗ sau thuế 10,8 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 42 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là âm 6,8 tỷ đồng, cùng kỳ 42,8 tỷ đồng.

Lãnh đạo TTF cho biết đơn vị cho biết đã đẩy mạnh thực hiện thanh lý nguyên vật liệu gỗ tồn đọng lâu năm, không còn phù hợp với các dòng sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Dòng tiền thu được từ thanh lý sẽ cải thiện vốn lưu động và đầu tư máy móc thiết bị mới phục vụ sản xuất các đơn hàng sắp tới. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của TTF đạt 1.159 tỷ đồng, tăng 54,6% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nguồn thu từ hoạt động bán nguyên liệu, thành phẩm và hàng hóa chiếm chiếm 92% với 1.065,8 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm.

Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ gấp 3 lần lên 8,4 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 21 đồng, cùng kỳ 8 đồng là do số cổ phiếu bình quân lưu hành trong năm để tính EPS tăng từ 311,2 triệu đơn vị lên 411,2 triệu đơn vị.

>>>Gỗ Trường Thành trầy trật chuyện lãi - lỗ

Tại thời điểm cuối quý II, TTF có 2.842 tỷ đồng tổng tài sản, đi ngang so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 35% xuống 158,2 tỷ đồng, song đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có kỳ hạn gốc trên 3 tháng và dưới 12 tháng và hưởng lãi suất dao động từ 3% đến 6,05%/năm gấp 2,3 lần lên 48,2 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 19,5% lên 655,7 tỷ đồng. Hàng tồn kho giảm 21,2% xuống 735,3 tỷ đồng.

Cổ phiếu TTF sau khi đạt thị giá 17.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 21/3 thì quay đầu giảm giá, hiện thị giá chỉ còn 8.510 đồng/cổ phiếu, chốt phiên giao dịch ngày 13/6, tương đương với giảm trên 50%.

Cổ phiếu TTF sau khi đạt thị giá 17.200 đồng/cổ phiếu vào ngày 21/3 thì quay đầu giảm giá, hiện thị giá chỉ còn 8.790 đồng/cổ phiếu, chốt phiên giao dịch ngày 9/8, tương đương với giảm gần 49%.

Về nguồn vốn, vay ngắn hạn tăng 19% lên 34,7 tỷ đồng, vay dài hạn tăng 40,4% lên 15,3 tỷ đồng. Lỗ lũy kế đến 30/6 là 3.044 tỷ đồng, vốn cổ phần 4.112 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 17,2 tỷ đồng.

Hồi đầu tháng 7 vừa qua, HĐQT TTF cũng đã ra Nghị quyết vay tối đa 120 tỷ đồng từ Vietcombank – chi nhánh Bình Dương. Mục đích là tài trợ các chi phí hợp pháp để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị sử dụng các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của TTF để bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng.

Với kinh nghiệm 30 năm xây dựng và phát triển, TTF là một Tập đoàn hàng đầu trong ngành gỗ Nội thất. Trên thế giới, thị trường của TTF rộng khắp 4 châu lục gắn liền với tên tuổi các khách hàng như Crate & Barrel, Natuzzi, Williams Sonoma,… Bên cạnh thị trường xuất khẩu với thương hiệu Casadora, TTF cũng đã  tham gia vào phân khúc đồ gỗ phong cách Italy cao cấp phục vụ cho giới thượng lưu đang ngày càng mở rộng tại Việt Nam.

Tại thị trường trong nước, TTF cũng là đơn vị cung ứng nội thất lớn cho các nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam. Các dòng sản phẩm của Tập đoàn được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất hiện đại cho các khu căn hộ, villa, trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Mới đây, TTF và Sunshine Group đã chính thức trở thành đối tác chiến lược. Theo đó, TTF sẽ trở thành nhà cung cấp nội thất chính (trên cơ sở cạnh tranh) cho toàn bộ các công trình do Sunshine Group phát triển hay sở hữu. Song song đó, Sunshine Group sẽ hỗ trợ TTF Group phát triển hệ thống bán lẻ nội thất trên khắp cả nước qua ưu tiên sử dụng các mặt bằng trong các dự án do Sunshine Group phát triển.

Chủ tịch TTF Mai Hữu Tín cho rằng, TTF tự tin vào năng lực của mình. Tuy nhiên, ông khẳng định, TTF cũng rất cần sự hỗ trợ từ các đối tác chiến lược để có thể đi đến con đường thành công đã đề ra trong chiến lược phát triển thành công ty nội thất lớn nhất Đông Nam Á trước năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

  • TTF nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

    TTF nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

    05:00, 14/06/2022

  • TTF khắc phục việc cổ phiếu bị cảnh báo bằng cách nào?

    TTF khắc phục việc cổ phiếu bị cảnh báo bằng cách nào?

    16:45, 05/05/2022

  • Đầu tư ra nước ngoài, TTF đang dần hiện thực hóa “giấc mơ” 1 tỷ USD

    Đầu tư ra nước ngoài, TTF đang dần hiện thực hóa “giấc mơ” 1 tỷ USD

    05:00, 20/02/2022

  • Gỗ Trường Thành trầy trật chuyện lãi - lỗ

    Gỗ Trường Thành trầy trật chuyện lãi - lỗ

    05:00, 06/04/2022

  • "Mối nặng nợ" của Gỗ Trường Thành

    10:59, 19/07/2021

  • Ông

    Ông "trùm giải cứu" Mai Hữu Tín và kỳ vọng ở Gỗ Trường Thành

    03:00, 09/03/2021

ĐÌNH ĐẠI