Gỗ Trường Thành “thoát án” nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục

ĐÌNH ĐẠI 02/09/2022 05:00

Sau 4 năm, Gỗ Trường Thành đã không còn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về khả năng hoạt động liên tục do các khoản lỗ và nợ ngắn hạn phải trả vượt tổng tài sản ngắn hạn.

>>>Gỗ Trường Thành lỗ gần 11 tỷ đồng trong quý II

Sau 4 năm, Gỗ Trường Thành đã không còn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về khả năng hoạt động liên tục do các khoản lỗ và nợ ngắn hạn phải trả vượt tổng tài sản ngắn hạn.

Sau 4 năm, Gỗ Trường Thành đã không còn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về khả năng hoạt động liên tục do các khoản lỗ và nợ ngắn hạn phải trả vượt tổng tài sản ngắn hạn.

Theo đó, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) vừa công bố báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất soát xét quý II/2022. Đáng chú ý, tại báo cáo soát xét bán niên lần này, đơn vị kiểm toán đã đưa ra kết luận không thấy vấn đề gì để cho thấy báo cáo không không phải ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính giữa niên độ của nhóm công ty vào ngày 30/6/2022, và kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất giữa niên độ và tình hình lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giữa niên độ… Đồng thời, đơn vị kiểm toán cũng không đưa ra bất cứ ý kiến ngoại trừ hay nhấn mạnh nào.

Như vậy, sau 4 năm từ kỳ báo cáo soát xét bán niên năm 2018, TTF đã không còn bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về khả năng hoạt động liên tục do các khoản lỗ và nợ ngắn hạn phải trả vượt tổng tài sản ngắn hạn.

Tuy nhiên, báo cáo soát xét bán niên 2022 cho biết, tính tới hết quý II/2022, TTF vẫn còn khoản lỗ lũy kế lớn, lên đến gần  3.042 tỷ đồng, giảm 10,3 tỷ so với đầu năm trong khi vốn điều lệ ở mức 4.112 tỷ đồng. Nhưng, nợ phải trả ngắn hạn của TTF ghi nhận 1.454,6 tỷ đồng, giảm 888 tỷ đồng so với đầu năm và thấp hơn 490 tỷ đồng so với tổng tài sản ngắn hạn.

Nguyên nhân tổng nợ phải trả ngắn hạn giảm là do khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm từ 1.179 tỷ đồng xuống 134,4 tỷ đồng. Ngược lại, nợ dài hạn tăng mạnh từ 41,5 tỷ đồng lên 1.071 tỷ đồng do phát sinh khoản người mua trả trước dài hạn 1.032 tỷ đồng.

Đây là khoản tiền do Công ty CP Vinhomes, một công ty con của Tập đoàn Vingroup trả tiền trước theo thỏa thuận nguyên tắc ngày 15/5/2017 chỉ định Gỗ Trường Thành là nhà cung cấp chiến lược các sản phẩm gỗ phục vụ dự án của Vingroup và công ty con tổng giá trị dự kiến 16.000 tỷ đồng. Vingroup và các công ty con đã đặt cọc số tiền khoảng 1.100 tỷ đồng. Đồng thời, BCTC của TTF cũng chuyển hạch toán khoản người mua trả tiền trước này từ ngắn hạn sang dài hạn.

Ngoài ra, tại báo cáo soát xét bán niên, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh ngiệp của TTF giảm hơn 3,2 tỷ đồng, xuống còn gần 4,5 tỷ đồng, tương đương giảm 42% so với trước soát xét; Lợi nhuận (lỗ) sau thuế của công ty mẹ tăng hơn 2,3 tỷ đồng, lên hơn 10,7 tỷ đồng, tương đương với tăng lên 28% so với trước soát xét; Lỗ sau thuế của cổ đông không kiểm soát tăng hơn 5,6 tỷ đồng, lên gần 6,3 tỷ đồng, tương đương với tăng lỗ hơn 836% (trước soát xét chỉ lỗ hơn 670 triệu đồng).

TTF lý giải nguyên nhân là do Công ty ghi nhận bổ sung phần lãi trong công ty liên doanh liên kết. Vào thời điểm lập báo cáo tài chính tự lập, số liệu trên báo cáo của các công ty liên doanh, liên kết mà Công ty vừa thực hiện góp vốn đầu tư trong kỳ chưa ghi nhận đủ về kết quả hoạt động kinh doanh.

Còn khoản lỗ sau thuế của cổ đông không kiểm soát tăng hơn 5,6 tỷ đồng, TTF cho biết, là do ghi nhận bổ sung chi phí quản lý doanh nghiệp của các công ty con.

>>>TTF nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

Cổ phiếu TTF hiện vẫn đang trong diện Vào diện cảnh báo từ 21.4.2022 do quy định tại điểm b, khoản 1, điều 37 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.

Cổ phiếu TTF hiện vẫn đang trong diện cảnh báo từ 21.4.2022 do quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 37 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết.

Liên quan đến khoản lỗ lũy kế hơn 3.000 tỷ đồng, trước đó, TTF đưa ra các giải pháp khắc phục như: Đẩy mạnh hợp tác trong mảng xuất khẩu với các khách hàng lớn như Natuzzi, RH, West Elm, Potterry Barn, Create and Barrel, TJX… với nhiều ngành hàng để tăng doanh thu, cải thiện biên lợi nhuận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; hợp tác với các nhà phát triển bất động sản trong nước để khai thác sản phẩm nội thất tại các dự án đang triển khai.

TTF sẽ tiếp tục nâng công suất dự kiến tất cả nhà máy tại Bình Dương từ 100 tỷ đồng/tháng lên 140 tỷ đồng/tháng để đáp ứng nhu cầu tăng cao của các đơn hàng trong năm 2022; đồng thời thuê lại nhà máy ván MDF/PB tại Bình Dương với công suất 90,000 m3 MDF và 50,000 m3/tháng để tự chủ nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy tại Bình Dương và đáp ứng nhu cầu của các nhà máy khác ngoài hệ thống.

Bên cạnh đó, TTF sẽ chào bán 41.120.000 cổ phiếu riêng lẻ,với tổng giá trị dự kiến thu được từ đợt chào bán theo mệnh giá là hơn 411 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được sẽ bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, TTF cũng sẽ chuyển nhượng các công ty trồng rừng không phù hợp với định hướng phát triển, tập trung thu hồi công nợ, thanh lý hàng tồn kho và tài sản không đem lại hiệu quả; Đẩy mạnh công tác đấu thầu, tìm kiếm việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trường, đảm bảo sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cho năm 2022 và các năm tiếp theo.

Với kinh nghiệm 30 năm xây dựng và phát triển, TTF là một Tập đoàn hàng đầu trong ngành gỗ Nội thất. Trên thế giới, thị trường của TTF rộng khắp 4 châu lục gắn liền với tên tuổi các khách hàng như Crate & Barrel, Natuzzi, Williams Sonoma,… Bên cạnh thị trường xuất khẩu với thương hiệu Casadora, TTF cũng đã  tham gia vào phân khúc đồ gỗ phong cách Italy cao cấp phục vụ cho giới thượng lưu đang ngày càng mở rộng tại Việt Nam.

Tại thị trường trong nước, TTF cũng là đơn vị cung ứng nội thất lớn cho các nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam. Các dòng sản phẩm của Tập đoàn được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất hiện đại cho các khu căn hộ, villa, trung tâm thương mại, các khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Mới đây, TTF và Sunshine Group đã chính thức trở thành đối tác chiến lược. Theo đó, TTF sẽ trở thành nhà cung cấp nội thất chính (trên cơ sở cạnh tranh) cho toàn bộ các công trình do Sunshine Group phát triển hay sở hữu. Song song đó, Sunshine Group sẽ hỗ trợ TTF Group phát triển hệ thống bán lẻ nội thất trên khắp cả nước qua ưu tiên sử dụng các mặt bằng trong các dự án do Sunshine Group phát triển.

Chủ tịch TTF Mai Hữu Tín cho rằng, TTF tự tin vào năng lực của mình. Tuy nhiên, ông khẳng định, TTF cũng rất cần sự hỗ trợ từ các đối tác chiến lược để có thể đi đến con đường thành công đã đề ra trong chiến lược phát triển thành công ty nội thất lớn nhất Đông Nam Á trước năm 2030.

Có thể bạn quan tâm

  • Gỗ Trường Thành lỗ gần 11 tỷ đồng trong quý II

    Gỗ Trường Thành lỗ gần 11 tỷ đồng trong quý II

    05:00, 10/08/2022

  • Gỗ Trường Thành trầy trật chuyện lãi - lỗ

    Gỗ Trường Thành trầy trật chuyện lãi - lỗ

    05:00, 06/04/2022

  • TTF nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

    TTF nói gì về việc “bán chui” 12,6 triệu cổ phiếu quỹ?

    05:00, 14/06/2022

  • TTF khắc phục việc cổ phiếu bị cảnh báo bằng cách nào?

    TTF khắc phục việc cổ phiếu bị cảnh báo bằng cách nào?

    16:45, 05/05/2022

  • Đầu tư ra nước ngoài, TTF đang dần hiện thực hóa “giấc mơ” 1 tỷ USD

    Đầu tư ra nước ngoài, TTF đang dần hiện thực hóa “giấc mơ” 1 tỷ USD

    05:00, 20/02/2022

  • Những đại gia “giải cứu” TTF trong đợt phát hành mới

    Những đại gia “giải cứu” TTF trong đợt phát hành mới

    04:50, 13/12/2021

ĐÌNH ĐẠI